Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để cải thiện cơ hội thoát màng và làm tổ của phôi như: phương pháp cơ học (loại bỏ một phần màng trong suốt bằng pippet); phương pháp hóa học (mở màng trong suốt bằng acid Tyrode, làm mỏng màng trong suốt bằng enzyme pronase) và phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng bằng tia laser (LAH). Các phương pháp cơ học hay hóa học có các nhược điểm như điều khiển bằng tay, yêu cầu chuyên viên phôi học có tay nghề cao, tồn tại nguy cơ gây tổn thương hoặc độc tính trực tiếp đến phôi.
Những nỗ lực không ngừng nghỉ, những hy vọng tràn trề và niềm tin tưởng tuyệt đối vào kết quả điều trị Thụ tinh trong ống nghiệm tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh - Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế đã mang đến TRÁI NGỌT cho rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn. "HueCREI - Người bạn đồng hành trên con đường trở thành bố mẹ!"
"Trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, trữ lạnh tinh trùng là một kỹ thuật được áp dụng rất phổ biến. Trữ lạnh tinh trùng được chỉ định cho các trường hợp (1) cần bảo tồn khả năng sinh sản (trước các can thiệp phẫu thuật, hoá trị hay xạ trị có nguy cơ tổn hại đến chức năng sinh tinh), (2) điều trị vô sinh bằng hỗ trợ sinh sản hay (3) trữ lạnh tinh trùng trong hiến tặng giao tử dưới hình thức vô danh thông qua ngân hàng tinh trùng. Mặc dù tinh trùng người ít nhạy cảm với nhiệt độ nên ít bị tổn thương trong quá trình trữ lạnh, rã đông hơn so với các tế bào khác, một số nghiên cứu cho thấy khả năng di động, hình thái bình thường cũng như tỷ lệ tinh trùng sống giảm đáng kể sau rã đông."
"Cho đến nay, hCG là lựa chọn hàng đầu và phổ biến nhằm gây trưởng thành và phóng noãn. Tuy nhiên, sử dụng hCG có nguy cơ cao gây nên hội chứng quá kích buồng trứng và xuất hiện đỉnh LH sớm. Trong chu kỳ thụ tinh ống nghiệm, GnRH đồng vận đã được chấp nhận để thay thế hCG giúp trưởng thành noãn, thông qua khả năng kích hoạt nồng độ LH nội sinh nhưng làm giảm được nguy cơ xảy ra hội chứng quá kích buồng trứng."
Hiện nay, AMH không được xem là một tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTDN), tuy nhiên, nồng độ AMH huyết thanh lại có mối liên hệ chặt chẽ với số lượng các nang thứ cấp. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ mắc HCBTDN có nồng độ AMH tăng cao gấp 2-4 lần so với phụ nữ bình thường. Sự gia tăng này phản ảnh sự tăng số lượng các nang thứ cấp nhỏ và được hiểu có ý nghĩa tương đương với mức độ rối loạn nội tiết của HCBTDN. Hiện nay, giá trị ngưỡng của AMH để xác định là tăng vẫn chưa được thống nhất trong các trường hợp đã được chẩn đoán HCBTDN mặc dù nồng độ AMH huyết thanh trong trường hợp này cao đáng kể.
Trữ lạnh tinh trùng là kỹ thuật giúp bảo tồn được khả năng sống sót, độ di động, khả năng sinh sản của tinh trùng. Trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, trữ lạnh tinh trùng mang lại giá trị to lớn đối với điều trị vô sinh ở nam giới. Trong số các phương pháp trữ lạnh tinh trùng hiện nay, đông lạnh nhanh và thủy tinh hoá là hai phương pháp hiệu quả và được áp dụng phổ biến.
"Tinh dịch đồ là một chỉ định thường quy để đánh giá chất lượng tinh trùng thông qua các thông số như mật độ, khả năng di động, tỷ lệ sống và hình thái của tinh trùng. Tuy nhiên, tinh dịch đồ không hoàn toàn phản ánh khả năng sinh sản của người nam, tỷ lệ mang thai trong mỗi chu kì hay nguy cơ sẩy thai. Trong các nghiên cứu về tỷ lệ mang thai tự nhiên được phân tầng theo DFI, tỷ lệ thụ thai thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở những cặp vợ chồng có DFI cao."
"Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome - PCOS) liên quan đến các rối loạn chuyển hóa và nội tiết thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. PCOS được đặc trưng bởi rối loạn kinh nguyệt, cường androgen và hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm. Từ những cơ chế bệnh sinh của bệnh, vấn đề đặt ra là liệu hội chứng buồng trứng đa nang có tác động vào biểu hiện gen của nang noãn, gây mất đồng bộ giữa quá trình trưởng thành tế bào chất và trưởng thành nhân của noãn hay không?"
"Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một trong những rối loạn nội tiết thường gặp, ảnh hưởng đến 5 – 10% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Bệnh gây nhiều tác động lên buồng trứng làm rối loạn chu kì kinh nguyệt, tăng nồng độ androgen và dẫn đến hình thành nhiều nang nhỏ trong buồng trứng. Vô sinh là tình trạng rất thường gặp ở bệnh nhân mắc PCOS, ước tính có khoảng 90 – 95% trường hợp vô sinh là do PCOS gây ra. Ngoài tác động đến khả năng sinh sản, PCOS còn làm tăng nguy cơ gặp phải các rối loạn chuyển hóa glucose và lipid. Hơn nữa, khi xuất hiện tình trạng béo phì như một bệnh lý đi kèm với PCOS đã làm tăng nguy cơ mắc phải đề kháng insulin và các bệnh lý tim mạch."
"Các nghiên cứu trong nước và quốc tế gần đây đã cho thấy mức độ phân mảnh DNA tinh trùng ở nam giới của cặp vợ chồng vô sinh thường tăng cao, không phụ thuộc các thông số tinh dịch đồ. Một số yếu tố bên trong, bên ngoài hay sau tinh hoàn ở nam giới có mối tương quan với sự gia tăng mức độ tổn thương DNA tinh trùng, như bệnh đái tháo đường, giãn tĩnh mạch thừng tinh, tổn thương tủy sống, ung thư và hóa trị, nhiễm trùng, tuổi tác, lối sống và nhiệt độ cao. Tương tự, ảnh hưởng của hội chứng chuyển hóa (MetS - Metabolic Syndrome) lên chất lượng tinh trùng, đặc biệt là đối với tính toàn vẹn DNA tình trùng có mối tương quan rõ rệt."
Hiện nay, chuyển phôi đông lạnh là kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng và được áp dụng phổ biến tại nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản. Sự cải thiện đáng kể về điều kiện phòng thí nghiệm đã giúp tăng số lượng phôi có chất lượng tốt. Đồng thời, việc giảm số lượng phôi chuyển giúp hạn chế tỷ lệ đa thai. Đông lạnh phôi nhằm lưu trữ những phôi còn dư, sau khi chuyển phôi tươi hoặc chờ đợi cơ hội chuyển phôi sau khi chuẩn bị tử cung tốt hơn.
Chu kỳ đáp ứng tình dục của con người cơ bản bao gồm 4 giai đoạn tuyến tính từ Ham muốn, Hưng phấn, Cực khoái đến Thư giãn, thể hiện sự tương đồng cơ bản giữa hai giới. Tuy vậy, ở phụ nữ có sự chồng chéo nhiều hơn giữa các giai đoạn đáp ứng tình dục, đặc biệt là hai giai đoạn ham muốn và hưng phấn do có ham muốn đáp ứng.
"Phẫu thuật chuyển đổi giới tính là bước cuối cùng trong quá trình chuyển đổi giới tính, nhưng đó không phải là một quyết định dễ dàng. Cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cả về mặt tâm lý và thể chất trước khi quyết định thay đổi đặc điểm sinh lý của cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết một vài điều về phẫu thuật chuyển đổi giới tính."
"Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có trên 50% nam giới trong độ tuổi từ 60 – 70 bị phì đại tiền liệt tuyến, tỷ lệ này còn lên đến 88% ở những người 80 tuổi. Tại Việt Nam, nam giới mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến chiếm khoảng 45 – 70% và nằm trong nhóm tuổi từ 45 – 75. Nhiều nghiên cứu cho thấy độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng tăng. Đồng thời cũng có báo cáo chỉ ra bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần. Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến thường gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày cũng hoạt động tình dục, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân và bạn đời."
"Béo phì là một mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới do tỷ lệ phổ biến ngày càng gia tăng nhanh chóng và mối liên quan với các thay đổi chuyển hóa khác nhau, còn được gọi là hội chứng chuyển hóa. Hội chứng này được đặc trưng bởi tập hợp các yếu tố như chu vi vòng bụng lớn, tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn mỡ máu, làm tăng nguy cơ mặc bệnh tim mạch và đái tháo đường."
"Phần lớn, người ta biết đến suy sinh dục như một bệnh lý, tuy nhiên, nó cũng là một tình trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể, diễn ra trong giai đoạn mãn kinh ở nữ giới và mãn dục ở nam giới. Dù là bệnh lý hay sinh lý thì suy sinh dục cũng có tác động đáng kể đến chức năng tình dục của con người. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như sự tác động của suy sinh dục đến một vài khía của cuộc sống, đặc biệt là đời sống tình dục."
"Theo thống kê các bệnh nhiễm trùng thường gặp, nhiễm trùng đường tiết niệu đứng thứ hai sau nhiễm trùng hô hấp. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra ở cả hai giới với nhiều độ tuổi khác nhau, theo thống kê, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới gấp nhiều lần. Bệnh lý này gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống của bệnh nhân, một trong số đó là chất lượng hoạt động tình dục của các cặp đôi."
"Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intra uterine insemination - IUI) là một phương pháp thụ tinh nhân tạo đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém được sử dụng rộng rãi trong hỗ trợ sinh sản ở hầu hết các trung tâm điều trị. Trong phương pháp này tinh trùng đã được chuẩn bị bằng các phương pháp lọc rửa để đạt được chất lượng tốt nhất, cô đặc trong một thể tích nhỏ, được bơm trực tiếp vào buồng tử cung nhằm giảm đi các ảnh hưởng có hại lên tinh trùng như pH acid của âm đạo, các bất thường tại cổ tử cung…Tinh trùng có thể là của người chồng hay của người cho. Người vợ có thể được theo dõi noãn trong chu kỳ tự nhiên hay được kích thích buồng trứng và gây phóng noãn."
"Vô sinh là một trọng tâm trong chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Điều trị vô sinh là một nhu cầu cấp thiết cho những cặp vợ chồng vô sinh nhằm đảm bảo hạnh phúc gia đình và phát triển hài hòa với xã hội. Khả năng sinh sản đạt đỉnh cao ở khoảng từ 20 - 25 tuổi và giảm dần sau 30 tuổi ở phụ nữ và sau 40 tuổi ở nam giới.Theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ vô sinh chiếm khoảng 8 – 15 % các cặp vợ chồng. Ở Việt Nam hiện nay, vô sinh chiếm khoảng 8% tổng số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản. Theo Tổ chức Y tế thế giới một cặp vợ chồng gọi là vô sinh khi sống cùng nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có con. Vô sinh nguyên phát (Vô sinh I): hai vợ chồng chưa bao giờ có thai, mặc dù đã sống với nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào. Vô sinh thứ phát (Vô sinh II): hai vợ chồng trước kia đã có con hoặc đã có thai, nhưng sau đó không thể có thai lại mặc dù đang sống với nhau trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào."
"Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là một phương pháp hỗ trợ sinh sản nhằm giúp trứng thụ tinh với tinh trùng bên ngoài buồng tử cung người phụ nữ. Đây là một chọn lựa tối ưu khi các phương pháp điều trị vô sinh khác thất bại. Quá trình điều trị gồm các bước chính như kích thích buồng trứng để giúp nhiều nang trứng phát triển, chọc hút trứng, cho trứng thụ tinh với tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi, chuyển phôi vào buồng tử cung. Hiện tượng làm tổ và phát triển của phôi sau đó diễn ra như quá trình mang thai bình thường. Mỗi chu kỳ TTTON kéo dài khoảng 15 ngày. Bệnh nhân chỉ đến điều trị và ra về trong ngày, không phải nằm viện qua đêm."
"Nội tiết sinh sản liên quan đến nội tiết tố và các yếu tố thần kinh nội tiết được tạo ra bởi các mô cơ quan sinh sản. Các mô cơ quan này bao gồm vùng dưới đồi, tuyến yên trước, buồng trứng, nội mạc tử cung và bánh nhau. Nội tiết tố kinh điển được xem là một sản phẩm tế bào được chế tiết vào tuần hoàn ngoại biên và đến tác động vào cơ quan đích ở xa. Nếu kinh nguyệt là một biểu hiện bên ngoài rõ ràng của một phần hoạt động sinh sản ở người phụ nữ, thì bên trong cơ thể họ, để đảm bảo chức năng sinh sản đó phải có một sự phối hợp chặt chẽ và vô cùng phức tạp của hệ thống nội tiết sinh sản, vùng dưới đồi kích thích tuyến yên, tuyến yên kích thích buồng trứng. Các hormone buồng trứng một mặt tác động trực tiếp lên phần của cơ quan sinh dục như tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, âm hộ, âm đạo, tuyến vú, mặt khác lại tác động trở lại vùng dưới đồi tuyến yên tạo thành cơ chế hồi tác. Khi có một rối loạn bất kỳ của quá trình hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và thường biểu hiện ra bên ngoài với hiện tượng rối loạn kinh nguyệt và hiếm muộn, vô sinh."
"Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 28 ± 7 ngày với thời gian hành kinh khoảng 4 ± 2 ngày và lượng máu mất từ 20 đến 60 mL. Theo quy ước, ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày bắt đầu ra máu âm đạo. Thời gian của chu kỳ kinh thường rất khác nhau giữa các phụ nữ và thay đổi ngay cả ở một phụ nữ trong các giai đoạn khác nhau thời kỳ sinh sản. Chu kỳ kinh thường không đều trong những năm bắt đầu có kinh và những năm sắp mãn kinh, thường khá ổn định trong độ tuổi 20 – 40."
"Tinh trùng người được quan sát lần đầu tiên vào năm 1677. Bằng cách sử dụng kính hiển vi được cải tiến, Leeuwenhoek và Hamm là những người đầu tiên nhìn thấy tinh trùng, nhưng họ không hiểu được vai trò của tinh trùng trong sinh sản. Họ nghĩ rằng nó chứa bên trong một con người thu nhỏ và điều này được được xem như là lý thuyết tiên thành: con người thu nhỏ này sẽ lớn lên khi tinh trùng xâm nhập được vào trứng. Đến năm 1878, việc nghiên cứu nhiễm sắc thể của Flemming giúp nhận ra vai trò NST trong thụ tinh."
Tinh dịch đồ được xem là xét nghiệm ban đầu giúp đánh giá sơ bộ khả năng sinh sản của nam giới, thông qua các thông số về đại thể (thể tích, độ pH, khả năng ly giải, màu sắc) và vi thể (độ di động, tỷ lệ sống, mật độ, hình thái…).
Đánh giá phân mảnh DNA tinh trùng là xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá tình trạng vô sinh ở nam giới. Theo nghiên cứu tại trung tâm, xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng có giá trị góp phần tiên lượng kết quả trong điều trị vô sinh. Nó không chỉ liên quan đến tỷ lệ thụ tinh sau ICSI mà còn có thể góp phần tiên lượng khả năng sẩy thai sớm của chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm.
"Xét nghiệm sức bền tinh trùng (Sperm survival test - SST) được phát triển như là một xét nghiệm nâng cao trong khảo sát khả năng sinh sản của nam giới. Sử dụng SST để đo lường mức độ “nhạy cảm” của tinh trùng trong môi trường nuôi cấy. Đây là bước kiểm tra có hiệu quả trong việc đánh giá tinh trùng ở các bệnh nhân có tinh trùng bất thường ở mức độ vừa phải. Bên cạnh mục đích để đánh giá chất lượng tinh trùng, xét nghiệm sức bền tinh trùng còn là phương pháp thích hợp để quản lý chất lượng labo của trung tâm thụ tinh ống nghiệm."
"Phương pháp trích tinh trùng là các kỹ thuật được chỉ định đối với bệnh nhân được chẩn đoán vô tinh, với mục đích có thể tìm được tinh trùng từ bệnh nhân để thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Trích tinh trùng bao gồm nhiều phương pháp với mức độ can thiệp khác nhau như: chọc hút tinh trùng từ mào tinh (Percutaneous Epididymal Sperm Aspiration - PESA), chọc hút tinh trùng từ tinh hoàn (Testicular Sperm Aspiration - TESA), sinh thiết tinh hoàn, phẫu thuật tinh hoàn lấy tinh trùng (Testicular Sperm Extraction - TESE) có thể dưới quan sát kính vi phẫu (micro Testicular Sperm Extraction - mTESE)."
"Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân vô sinh hàng đầu ở nữ giới. Lạc nội mạc có thể xuất hiện bên ngoài tử cung, tại các cơ quan của vùng chậu như buồng trứng, vòi tử cung, trực tràng, bàng quang,... gây ra các biến chứng về sức khỏe tổng quát và ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản. Trong đó, khối u lạc nội mạc tại buồng trứng có khả năng làm suy giảm số lượng và chất lượng trứng, đồng thời khối u với kích thước lớn có thể hạn chế quá trình rụng trứng của người phụ nữ. Việc phẫu thuật bóc khối u lạc nội mạc tại buồng trứng trên bệnh nhân vô sinh có thể gây giảm dự trữ buồng trứng hơn nữa và thậm chí mất buồng trứng sau phẫu thuật. Do đó, chỉ định phẫu thuật loại bỏ khối u cần được cân nhắc kỹ lưỡng."
"Sự phát triển của kỹ thuật trong soi buồng tử cung đã cung cấp một phương pháp xâm lấn tối thiểu đối với các vấn đề phụ khoa phổ biến, đặc biệt là các bất thường liên quan đến vô sinh do buồng tử cung. Với đội ngũ đã qua đào tạo, trang bị hệ thống soi tử cung đường kính nhỏ và đặc biệt khả năng thực hiện ngoại trú giúp cho việc ứng dụng kỹ thuật ngày càng rộng rãi."
"Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là sự hiện diện của các tuyến nội mạc chức năng và mô đệm bên ngoài vị trí buồng tử cung như thông thường. Bệnh có thể gây ra tình trạng dính vùng chậu nặng có hoặc không kèm theo các tế bào viêm hay đại thực bào chứa hemosiderin. LNMTC thường xuất hiện nguyên phát ở vùng chậu do mô nội mạc cấy ghép, hoặc kết dính, vào phúc mạc, buồng trứng, vòi tử cung, dây chằng tử cung-cùng, đại tràng sigma, bàng quang hay ruột thừa. Ít phổ biến hơn, LNMTC có thể hiện diện ngoài vùng chậu, gợi ý sự di căn. LNMTC là bệnh lành tính thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, đã có một số trường hợp bệnh báo cáo ung thư biểu mô nội mạc phát triển từ các ổ LNMTC. Tỷ lệ lưu hành ước tính của LNMTC từ 10 - 15% và với bệnh nhân vô sinh, tỷ lệ này có thể từ 30 - 40%. Các nghiên cứu cho thấy bệnh có xu hướng di truyền; những người trong cùng gia đình bệnh nhân mắc LNMTC có xu hướng phát triển bệnh nặng hơn và tái phát thường xuyên hơn."
"Bất thường tinh trùng đóng vai trò là nguyên nhân trong 50% các trường hợp vô sinh. Đối với các trường hợp vô sinh nguyên phát, 35% các trường hợp có liên quan đến yếu tố nam, và 20% do sự kết hợp giữa cả yếu tố nam lẫn nữ giới. Hội Niệu học Hoa Kỳ (AUA) và Hiệp hội Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM) đều thống nhất rằng việc đánh giá tiền sử, thăm khám lâm sàng và chỉ định tinh dịch đồ trên nam giới của cặp vợ chồng vô sinh là rất quan trọng để xác định nguyên nhân đến từ nam giới."
"Tình trạng mổ lấy thai (MLT) ngày càng gia tăng trong những thập kỷ gần đây. Tỷ lệ trung bình trên toàn thế giới tăng từ 6,7% (năm 1990) lên 19,1% (năm 2014) trong khi tỷ lệ mổ lấy thai tối ưu là 15%. Với sự gia tăng nhanh chóng, MLT cùng với các nguy cơ và biến chứng của nó cũng chiếm tỷ lệ cao hơn, trong đó khuyết sẹo mổ lấy thai là tình trạng có liên quan đến nhiều vấn đề lâm sàng được chú ý hơn cả. Khuyết sẹo mổ lấy thai được ghi nhận ở 50 - 60% phụ nữ sau sinh mổ. "
"Trong các nguyên nhân của sẩy thai liên tiếp, hoặc thất bại điều trị với quá trình hỗ trợ sinh sản, yếu tố đến từ phôi chiếm đến 70-80% các trường hợp. Trong đó, các bất thường về di truyền của phôi là yếu tố quan trọng nhất."
"PRP (Platelet-Rich Plasma) được định nghĩa là một phần huyết tương máu tự thân với nồng độ tiểu cầu gấp từ 4-5 lần so với bình thường. Qua nhiều nghiên cứu, PRP đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện khả năng tái tạo ở các mô khác nhau trên cơ thể nhờ sự biểu hiện của một số cytokin và yếu tố tăng trưởng. Từ lâu, truyền PRP đã được ứng dụng rộng rãi trong y học với sự cải thiện tế bào trong chấn thương gân, viêm khớp hay các bệnh lý cơ xương khớp khác."
"Trong lịch sử, chọc hút noãn đã từng được thực hiện bằng các kỹ thuật khác nhau như chọc kim qua da đường bụng hoặc xuyên bàng quang dưới hướng dẫn siêu âm hay qua nội soi trong những thập niên đầu tiên sau khi phát triển kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Sau khi kỹ thuật khảo sát buồng trứng bằng siêu âm qua đường âm đạo được thực hiện, kỹ thuật chọc hút dưới hướng dẫn siêu âm qua đường âm đạo là một bước đột phá cho thụ tinh trong ống nghiệm và rất nhanh sau đó đã được chấp thuận trên toàn thế giới. Năm 1983, Gleicher và cộng sự đã mô tả việc hút noãn qua đường âm đạo bằng chọc qua cùng đồ. Sau đó, năm 1984, Dellenbach và Wickland thực hiện hút noãn qua đường âm đạo với sự hướng dẫn của siêu âm đường bụng. Wickland và cộng sự đã tạo bước đột phá bằng kỹ thuật chọc hút và siêu âm qua đường âm đạo và cho đến nay là phương pháp thông dụng nhất, dễ nắm bắt, có thể thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú. Kỹ thuật chỉ cần gây tê tại chỗ hoặc an thần đường tĩnh mạch nhẹ."