• 41 & 51 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế
Cấp cứu 24/7
(0234)3837777
Đường dây nóng
0962871919

Câu hỏi thường gặp

Hoạt chất của thuốc Levothyrox là Levothyroxin. Levothyroxin bài tiết vào sữa mẹ trong thời gian cho con bú nhưng với liều điều trị khuyến cáo, nồng độ đạt được không đủ để gây tiến triển cường giáp hay ức chế tiết TSH ở trẻ sơ sinh, vì vậy thuốc không gây tác dụng có hại đến trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.

Các thuốc xịt, hít trong điều trị Hen thường là corticoid dạng hít; thuốc giãn phế quản… Bên cạnh hiệu quả điều trị đem lại thì bất kể một thuốc nào cũng sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn. Vì thuốc corticoid đường hít dùng để điều trị hen phế quản (Seretide, Symbicort,…) có thể gây nấm miệng nên người bệnh cần nhớ súc miệng (với nước) sau mỗi lần sử dụng để ngăn ngừa nguy cơ mắc nấm miệng.

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, vì vậy, cần sử dụng thuốc đều đặn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để duy trì trị số huyết áp trong khoảng cho phép. Vì vậy, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về thuốc đang sử dụng để có sự điều chỉnh kê đơn cho phù hợp. Trong trường hợp, bệnh nhân muốn uống thêm loại thuốc hỗ trợ nào khác thì cần xin tư vấn của bác sĩ điều trị.

Một số thuốc không nên nghiền hay bẻ khi dùng vì có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thu hoặc nồng độ thuốc trong máu. Vì vậy, khi muốn nghiền hay bẻ viên, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất (toa thuốc) hoặc hỏi ý kiến của Bác sĩ/Dược sĩ.

Mỗi liều thuốc Symbicort Turbuhaler khi sử dụng là rất nhỏ (160mcg Budesonide + 4,5mcg Formoterol), ngoài ra thuốc hoàn toàn không chứa chất dẫn, chất bảo quản nên không có bất kì mùi vị khó chịu nào, đồng thời với lực hít chủ động (hít mạnh và sâu) thì thuốc được đưa trực tiếp vào phổi chứ không bị bắn thẳng vào hầu họng. Vì vậy bệnh nhân sẽ ít cảm nhận được vị thuốc khi hít.

Thông thường thì thai nhi hình thành và quan sát được khi mà bác sỹ siêu âm bắt đầu từ tuần thứ 6 hoặc thừ 7 của thai kỳ. Khi ở tuần thai thứ 11 đã có thể thấy tim đập nhẹ rồi và bắt đầu tuần thứ 12 trở đi thì tim thai đã đập rõ ràng hơn.

Bình thường tim thai sẽ đập từ 120 – 160 lần/ phút. Tuy nhiên để đo tim thai bác sỹ phải đo nhiều lần hoặc đo khi mẹ đã được nghỉ ngơi tương đối yên tĩnh, có một thời gian nhất định thì sẽ cho được kết quả chính xác về nhịp tim của thai nhi.

Căn cứ trên nhịp tim của thai nhi cũng có thể đánh giá được sức khỏe của em bé, tiên lượng được khả năng phát triển của thai nhi.

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong 35 năm qua không tìm ra bằng chứng cho thấy siêu âm gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ bầu có thể siêu âm tùy hứng.

Bởi vì siêu âm là một dạng năng lượng đặc biệt và có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Điều này có thể đặc biệt đúng trong ba tháng đầu, khi con yêu dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

Sàng lọc trước sinh có thể tiến hành thông qua từng giai đoạn của thai kỳ. Trong đó sớm nhất là sàng lọc quý 1. Chuyên gia khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai dù nằm trong nhóm nào: ít nguy cơ hay có nguy cơ cao đều nên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trong quý 1 của thai kỳ. Quý đầu tiên của thai kỳ chính là thời điểm tốt nhất để phát hiện sớm các nguy cơ. Việc tiến hành xét nghiệm sàng lọc sớm mang lại khả năng đánh giá nguy cơ ngay từ 3 tháng đầu tiên. Điều này đồng nghĩa với việc có nhiều thời gian hơn để lựa chọn cách chăm sóc, điều trị, can thiệp kịp thời. 

Xét nghiệm sàng lọc quý 1 được tiến hành nhằm đánh giá nguy cơ rối loạn 3 nhiễm sắc thể (NST) số 13, 18, 21 liên quan tới hội chứng Down, Edwards, Patau. Tuy nhiên đây chỉ là sàng lọc nguy cơ chứ không kết luận xác định thai nhi mắc hay không. 

Thường ở giai đoạn này sẽ kết hợp giữa phương pháp siêu âm và xét nghiệm NIPT hoặc Double test. Siêu âm được thực hiện với mục đích đo các chỉ số độ mờ da gáy và chiều dài mũi để đánh giá nguy cơ mắc hội chứng Down. Bên cạnh đó thực hiện NIPT để phát hiện bất thường về số lượng nhiễm sắc thể ở thai nhi. 

  • Nên uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm để giúp việc siêu âm trở lên dễ dàng, hình ảnh rõ nét hơn.
  • Nên mặc quần thoải mái, quần áo rộng rãi khi khám.
  • Có thể ăn nhẹ trước khi siêu âm thai.

Hiện nay chưa có bằng chứng thẻ hiện việc siêu âm có ảnh hưởng tới thai nhi. Siêu âm sử dụng các sóng âm để tái tạo hình ảnh. Việc này khác với cơ chế tạo hình của tia X-Quang.

Theo luật của Nhà nước Việt Nam, việc tiết lộ giới tính thai nhi bị cấm hoàn toàn trong quá trình siêu âm. Vì thế các bác sĩ sản phụ khoa có quyền từ chối việc tiết lộ giới tính thai nhi.

Tùy từng bất thường của thai nhi, có bệnh lý dễ phát hiện, có bệnh lý tùy thuộc mức độ biểu hiện, tiến triển, thay đổi, khó phát hiện thậm chí là không thể phát hiện trên siêu âm.

  • Một số bất thường như bất thường tim thai hay tình trạng tắc ruột… thường chỉ có thể phát hiện ở giai đoạn muộn của thai kì.
  • Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi tuy có thể loại trừ phần lớn các dị tật kể trên nhưng không thể loại trừ tất cả các bất thường của thai.
  • Những bệnh lý như tự kỷ, bại não, chậm phát triển trí tuệ không thể phát hiện được trên siêu âm vì những bệnh lý này không do bất thường cấu trúc mang lại.

Siêu âm có thể thực hiện ở bất kì thời điểm nào trong thai kì. Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện ít nhất 3 lần siêu âm để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Có 3 mốc thời điểm siêu âm trong thai kì mà các chuyên gia khuyến cáo thật sự cần thiết:

  • Tuần thứ 12- 14 của thai kỳ để sàng lọc quý I trong thai kỳ
  • Tuần 18 đến tuần 22 của thai kỳ để sàng lọc quý II trong thai kỳ
  • Tuần 30 đến tuần 32 của thai kỳ để sàng lọc quý III trong thai kỳ

Có 2 phương pháp siêu âm thai nhi chính:

  • Siêu âm trên bụng:
    • Phương pháp này được thực hiện bằng cách đặt đầu dò siêu âm và di chuyển đầu dò trên vùng bụng của người mẹ. Bằng việc bôi một lớp gel mỏng lên da bụng, đầu dò siêu âm sẽ di chuyển dễ dàng hơn, và cho hình ảnh được rõ nét hơn.
  • Siêu âm qua âm đạo:
    • Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa một đầu dò siêu âm qua âm đạo để tiến hành siêu âm, vì thế phương pháp này còn có tên là siêu âm đầu dò âm đạo.

Bên cạnh đó nhiều phòng khám phụ sản còn có các dịch vụ siêu âm 3D và 4D:

  • Siêu âm 3D:
    • Siêu âm 3D hay siêu âm ba chiều hoạt động bằng cách tổng hợp các hình ảnh 2D thành 3D ba chiều có màu, sắc nét hơn và giống như thật hơn.
  • Siêu âm 4D:
    • Siêu âm 4D hay siêu âm bốn chiều về cơ bản là giống siêu âm 3D nhưng khác biệt ở chỗ có thể cung cấp video chuyển động của thai nhi tại thời gian tiến hành siêu âm.

Khi đi siêu âm trong thai kỳ, các bác sĩ phụ sản sẽ thu thập được những thông tin có giá trị, chẳng hạn như:

  • Xác định tuổi thai và ngày dự sinh
  • Xác định số thai nhi, số bánh nhau, túi ối
  • Đánh giá sự phát triển của thai nhi, tình trạng tim, phổi, hệ thần kinh…
  • Vị trí của túi thai, nhau thai, lượng nước ối
  • Phát hiện các dấu hiệu bất thường hay các dị tật bẩm sinh của thai nhi
  • Phát hiện các dấu hiệu bất thường của mẹ như u nang buồng trứng, u xơ tử cung
  • Xác định ngôi thế, kiểu thế của thai nhi để dự đoán phương pháp sinh cho thai phụ

Nhổ răng thường được thực hiện tại phòng khám ngoại trú, vì vậy bạn sẽ về nhà ngay sau khi can thiệp. Quy trình bao gồm gây tê tại chỗ và nhổ răng. Trong quá trình nhổ răng, bác sĩ sẽ rạch một đường ở nướu răng và loại bỏ phần xương cản trở việc tiếp cận răng mọc ngầm. Sau khi nhổ răng, ổ răng sẽ được khâu kín và đè ép bằng gạc.

Nhổ răng khôn thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

            • Nhiễm trùng hoặc viêm nướu, viêm nha chu liên quan đến răng khôn

            • Sâu răng ở răng khôn mọc lệch ngầm

            • Nang hoặc u liên quan đến răng khôn

            • Răng khôn mọc lệch ngầm gây tổn thương các răng bên cạnh

Bạn không thể ngăn chặn tình trạng răng khôn mọc lệch ngầm xảy ra, nhưng việc khám răng định kỳ sáu tháng một lần sẽ cho phép bác sĩ nha khoa theo dõi sự phát triển và mọc lên của răng khôn. Chụp X-quang răng có thể giúp phát hiện răng khôn mọc lệch ngầm trước khi xuất hiện triệu chứng.

Răng khôn mọc lệch ngầm không phải lúc nào cũng có triệu chứng. Tuy nhiên, khi răng khôn bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến các răng lân cận, bạn có thể gặp một số dấu hiệu hoặc triệu chứng sau: nướu đỏ hoặc sưng, nướu bị đau hoặc chảy máu, đau và sưng vùng xương hàm, hôi miệng, có vị khó chịu trong miệng, há miệng khó.

Răng khôn (răng cối lớn thứ ba) thường mọc vào khoảng từ 17 đến 25 tuổi, là răng vĩnh viễn cuối cùng mọc lên trong miệng. Một số người có răng khôn mọc thẳng hàng với răng phía trước. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, miệng hoặc cung răng quá nhỏ khiến răng khôn không có đủ chỗ để mọc lên bình thường, dẫn đến bị kẹt (mọc lệch ngầm).