• 41 & 51 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế
Cấp cứu 24/7
(0234)3837777
Đường dây nóng
0962871919

Phụ sản

Quan hệ tình dục khi mang thai có thể diễn ra bình thường nếu như thai của mẹ bầu không có bất thường. Tuy nhiên, cần hết sức nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng tới quá trình mang thai.

Vacxin mẹ bầu được chỉ định trong quá trình mang thai là uốn ván. Vacxin này sẽ giúp bảo vệ thai kỳ của mẹ tránh được tác nhân gây hại bên ngoài, nhất là khi chuyển dạ. Vacxin uốn ván thường được tiêm 2 mũi, cách nhau ít nhất 1 tháng và mũi cuối cách khi sinh ít nhất 1 tháng. Đối với các lần mang thai sau sẽ cần 1 mũi nhắc lại trong thai kỳ.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cũng có thể tiêm vắc xin cúm, vắc xin ngừa viêm gan B nếu có chỉ định. Tuy nhiên, tốt nhất 2 vắc xin này nên được chủ động tiêm ngừa trước khi có thai.

Việc xây dựng một chế độ sinh hoạt, vận động phù hợp là rất cần thiết. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Việc tập luyện sẽ giúp mẹ bầu có tinh thần thoải mái, sự dẻo dai và giảm thiểu được các nguy cơ mắc các bệnh lý.

Lời khuyên cho các mẹ bầu trong vấn để tập luyện là cần trao đổi với bác sĩ các bộ môn thể thao mẹ muốn tham gia. Để bác sĩ có thể tư vấn liệu bộ môn đó mẹ bầu có thể tập luyện hay không.

Câu hỏi này là cần thiết để các mẹ bầu có thể khái quát được cuộc đi khám của mình. Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành từng bước một khảo sát sức khỏe của mẹ và bé để tổng kết lần khám này của mẹ có bất thường gì hay không.

Trong quá trình mang thai tăng bao nhiêu cân là phù hợp?

Việc tăng cân của mỗi mẹ bầu là khác nhau, tùy thuộc vào thể trạng của người mẹ trước khi mang bầu. Nhìn chung, mức tăng cân hợp lý cho các mẹ bầu là:

Khoảng 11.3 – 16 kg với thai phụ có cân nặng trung bình trước khi mang thai.

Khoảng 12.7 – 18.3 kg với thai phụ ít cân trước khi mang thai.

Khoảng 7 – 11.3 kg với thai phụ thừa cân trước khi mang thai

Khoảng 16 – 20.5 kg trong trường hợp thai phụ mang song thai.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, chế độ ăn của người mẹ còn được tư vấn thông qua xét nghiệm dung nạp glucose. Vì vậy, ở mỗi giai đoạn của thai kỳ sẽ có một mức độ tăng cân khác nhau ở các mẹ bầu. Việc theo dõi cân nặng là cần thiết để biết liệu chế độ ăn của mẹ có phù hợp hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng tư vấn cụ thể và phù hợp.

Các loại vitamin, thuốc sắt, acid folic cần bổ sung trước và trong thai kỳ. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này như thế nào và liều lượng bao nhiêu là đủ mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ cùng với thực hiện những xét nghiệm liên quan để bác sĩ có thể đưa ra lời tư vấn chính xác nhất.

Đối với những trường hợp mẹ bầu có các triệu chứng bệnh khác việc sử dụng thuốc nào còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ bầu để bác sĩ sẽ quyết định xem có nên sử dụng hay không.

Trả lời:
Bước 1: Hai vợ chồng cung cấp các giấy tờ để hoàn tất thủ tục hành chính gồm: giấy đăng ký kết hôn (bản photo công chứng + bản gốc), CCCD/CMND hoặc hộ chiếu (bản photo công chứng +bản gốc).
Bước 2: Thăm khám- xét nghiệm, hoàn thành hồ sơ TTTON, duyệt ký hồ sơ
Bước 3: Siêu âm theo dõi kích thích buồng trứng (9-12 ngày tùy từng trường hợp)
Bước 4: Tiêm mũi trưởng thành nang noãn và xét nghiệm máu cần thiết
Bước 5: Chọc hút trứng sau tiêm mũi cuối 35-36h, lấy tinh trùng (Kiêng giao hợp 3-5 ngày), cấy noãn-tinh trùng/ICSI
Bước 6: Gặp bác sĩ tư vấn kết quả phôi sau chọc hút trứng 6 ngày, phôi sẽ được trữ đông lạnh tại Trung tâm
Bước 6: Chuyển phôi trữ/tươi tùy từng trường hợp (Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn và đưa ra quyết định)
Bước 7: Thử βhCG sau chuyển phôi 11 ngày đối với phôi ngày 5.
Bước 8: Nếu có thai, bệnh nhân được hướng dẫn dùng thuốc hỗ trợ và hẹn siêu âm kiểm tra sau 2 tuần kể từ ngày thử thai.
 Tỷ lệ thành công đối với chuyển phôi tươi 40 – 50%
 Tỷ lệ thành công đối với chuyển phôi trữ 40 – 60%

Trả lời:
- Hiện tại, luật pháp Việt Nam không cho phép việc lựa chọn giới tính. Do đó, thực hiện lựa chọn giới tính trong hỗ trợ sinh sản là phạm pháp.
- Vấn đề lựa chọn điều trị bằng phương pháp IUI hay IVF chỉ áp dụng cho những người hiếm muộn để có thể có thai chứ không chỉ định cho người muốn chọn giới tính.
- Siêu âm canh trứng hoàn toàn không có giá trị gì trong việc chọn giới tính.

Các triệu chứng trong thai kỳ bình thường hay bất thường còn tùy thuộc vào tuần thai của người mẹ.

Trong ba tháng đầu, mẹ bầu có thể có triệu chứng buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc căng đau vú.

Ba tháng giữa, có thể xuất hiện các triệu chứng đầy bụng, cảm giác trằn bụng dưới, thai đạp nhiều.

Và ba tháng cuối, là sự xuất hiện của các cơn co bóp tử cung, cử động đạp của thai ít hơn, thay vào đó thai sẽ hay gồng và trườn. Đây là thời điểm mẹ bầu cần chú ý các triệu chứng báo hiệu của chuyển dạ. Các cơn co thắt tăng về mức độ và cường độ, vỡ ối hoặc xuất hiện dịch nhầy; máu âm đạo có thể là dấu hiệu của chuyển dạ.

Buồn nôn, nôn, đau đầu, đầy bụng, khó tiêu… là những triệu chứng điển hình mà các mẹ bầu hay gặp phải trong quá trình mang thai. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sau 3 tháng vấn đề này sẽ nhanh chóng qua đi.

Mẹ bầu nên chú ý ăn ít một, chia nhỏ là nhiều bữa trong ngày để giảm thiểu triệu chứng. Trong trường hợp nghén quá nặng, bác sĩ sẽ kê thuốc hỗ trợ.