Theo Quyết định số 3510/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, trường hợp chỉ đăng ký tham gia BHYT bao gồm cả đăng ký tham gia lần đầu, đóng tiếp BHYT, thay đổi đối tượng từ nhóm khác sang nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ hoặc tham gia theo hộ gia đình đều có thể thực hiện thủ tục đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Như vậy, người dân có thể ngồi tại nhà đăng ký mua thẻ và đóng tiền BHYT thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia mà không cần đến trực tiếp cơ quan BHXH hoặc Tổ chức dịch vụ thu.
Lưu ý, theo Điều 2 Quyết định số 3510/QĐ-BHXH quy định, tính năng đăng ký BHYT online trên Cổng dịch vụ công quốc gia chỉ áp dụng cho người tham gia BHYT thuộc diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền đóng BHYT; người thuộc hộ cận nghèo, hộ nghèo đa chiều, hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình; người tham gia BHYT hộ gia đình.
Người bệnh đi khám chữa bệnh có thể xuất trình ảnh thẻ BHYT tại app VssID hoặc VNeID trên điện thoại thông minh hoặc sử dụng căn cước công dân có gắn chip (đã tích hợp thông tin BHYT) để đăng ký phiếu khám bệnh BHYT tại Bệnh viện Trường ĐHYD Huế.
- Trường hợp người bệnh là người lao động đến khám BHYT ngoại trú, cha hoặc mẹ đưa con (dưới 07 tuổi) đi khám, xin cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì đăng ký xin cấp giấy chứng nhận theo mẫu quy định (GCN-PL7) ngay tại phòng khám chuyên khoa đó. Trong trường hợp này, người lao động cần cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin của cơ quan, đơn vị đang quản lý, sử dụng lao động; thông tin hành chính của bản thân hoặc cha/ mẹ đưa con đi khám.
- Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để bác sĩ tại phòng khám xem xét quyết định.
- Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai chuyên khoa trở lên của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
- Trường hợp người lao động khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhiều bệnh khác nhau thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với bệnh có chế độ cao nhất.
- Trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo Chương trình Chống lao Quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp người lao động bị sẩy thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên thì thời gian nghỉ tối đa theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không quá 50 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
- Điều kiện được thanh toán 100% chi phí KCB BHYT đúng tuyến có sự thay đổi:
Theo điểm d, đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định, điều kiện để người tham gia BHYT được thanh toán 100% chi phí trong KCB đúng tuyến như sau:
+ Chi phí khám chữa bệnh ngoại trú một lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở (từ 01/7/2024 là 351.000 đồng).
+ Chi phí điều trị nội trú một lần thấp hơn 50% mức lương cơ sở (từ 01/7/2024 là 1.170.000 đồng).
+ Người bệnh tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên, có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (tương đương 14.040.000 đồng từ ngày 01/7/2024).
Quy định thông tuyến tỉnh nội trú về khám chữa bệnh BHYT quy định cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
Vì vậy, đối với người bệnh có thẻ BHYT cư trú ở bất kỳ tỉnh thành nào khi điều trị nội trú tại Bệnh viện Trường ĐHYD Huế đều được quyền lợi như đúng tuyến mà không cần phải có giấy chuyển tuyến, căn cứ trên tình trạng bệnh cần nhập viện để điều trị nội trú.
Đối với người bệnh có BHYT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, sẽ có các trường hợp:
- Thứ nhất: Trường hợp thẻ BHYT ghi rõ nơi đăng ký khám bệnh ban đầu tại Bệnh viện Trường ĐHYD Huế thì khi khám bệnh và điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được hưởng đúng phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định.
- Thứ hai: Trường hợp thẻ BHYT có nơi đăng ký khám bệnh ban đầu ở bất kỳ cơ sở y tế nào trên địa bàn tỉnh TT Huế (không phải là Bệnh viện Trường ĐHYD Huế) thì theo quy định của chính sách thông tuyến, kể từ ngày 01/01/2021 người bệnh khi điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được hưởng như đúng tuyến mà không cần phải có giấy chuyển tuyến, còn khi đi khám bệnh ngoại trú vẫn phải xin giấy chuyển tuyến thì mới được hưởng như quy định trước đây.
- Thứ ba: Trường hợp người bệnh có phiếu hẹn khám lại tại các phòng khám của Bệnh viện Trường thì khi đi khám bệnh sẽ được hưởng đúng phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT theo quy định.
Trả lời: Bệnh viện Trường Đại học Y- Dược Huế là bệnh viện đa khoa hạng I nên không thuộc danh sách các cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của BHYT (trừ một số trường hợp theo quy định). Nếu muốn sử dụng dịch vụ BHYT ở Bệnh viện Trường ĐHYD Huế, bạn có thể đăng ký mua BHYT tại UBND phường, xã nơi cư trú và đăng ký khám chữa bệnh tại cơ sở y tế ghi trên thẻ BHYT, trường hợp nếu vượt quá khả năng chuyên môn, cơ sở y tế sẽ viết giấy chuyển tuyến cho bạn đến Bệnh viện Trường ĐHYD Huế để được khám hưởng BHYT.
Trả lời: Người bệnh đi khám chữa bệnh có thể xuất trình thẻ BHYT trên app VSSID ở điện thoại hoặc căn cước công dân có gắn chip (có tích hợp thẻ BHYT) để đăng ký phiếu khám bệnh BHYT tại Bệnh viện Trường ĐHYD Huế.
Trả lời: Quy định thông tuyến tỉnh nội trú về khám chữa bệnh BHYT quy định cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước. Vì vậy, đối với người bệnh có thẻ BHYT cư trú ở bất kỳ tỉnh thành nào khi điều trị nội trú tại Bệnh viện Trường ĐHYD Huế đều được quyền lợi như đúng tuyến mà không cần phải có giấy chuyển tuyến.
Trả lời: Đối với người bệnh có BHYT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, sẽ có các trường hợp:
- Thứ nhất: Trường hợp thẻ BHYT đăng ký khám bệnh ban đầu tại Bệnh viện Trường ĐHYD Huế thì đương nhiên khi khám bệnh và điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được hưởng đúng phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định.
- Thứ hai: Trường hợp thẻ BHYT đăng ký khám bệnh ban đầu ở bất kỳ cơ sở y tế nào trên địa bàn tỉnh TT Huế (không phải là Bệnh viện Trường ĐHYD Huế) thì theo quy định của chính sách thông tuyến, kể từ ngày 01/01/2021 người dân khi điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được hưởng như đúng tuyến mà không cần phải có giấy chuyển tuyến, còn khi đi khám bệnh ngoại trú vẫn phải xin giấy chuyển tuyến thì mới được hưởng như quy định trước đây.
- Thứ ba: Trường hợp người bệnh có phiếu hẹn khám lại tại các phòng khám của Bệnh viện Trường thì khi đi khám bệnh sẽ được hưởng đúng phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT theo quy định.