• 41 & 51 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế
Cấp cứu 24/7
(0234)3837777
Đường dây nóng
0962871919

Y học cổ truyền

Hiện tại các danh mục kĩ thuật của phòng khám Y học cổ truyền chưa được thanh toán Bảo hiểm y tế, bệnh nhân có thể liên hệ trực tiếp với phòng khám để được tư vấn rõ hơn.

Các triệu chứng của bệnh Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh có triệu chứng khởi phát cấp tính, trong vòng một đến ba ngày. Sau đó bệnh sẽ tiếp tục quá trình tiến triển, đạt đến tình trạng yếu/liệt lâm sàng “tối đa” trong vòng ba tuần, đây là lý do tại sao bệnh nhân thấy mặt mình sẽ bị méo nhiều hơn là bệnh đang ở giai đoạn tiến triển chứ không phải là do châm cứu gây ra.

Trường hợp này, bệnh nhân vẫn nên tiếp tục điều trị và được hướng dẫn tự xoa bóp cũng như các biện pháp bảo vệ dưới sự hướng dẫn của các Bác sĩ tại Phòng Khám YHCT.

-Cần giữ ấm mặt, sinh hoạt bằng nước ấm, kiêng lạnh, kiêng gió.

- Bảo vệ mắt: Đeo kính râm, nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý, dùng gạc che mắt tạm thời để tránh bụi, dị vật gây tổn thương mắt, hạn chế xem ti vi, điện thoaị, làm việc bằng máy tính

- Tự tập qua gương như: nhắm mắt, huýt sáo, thổi lửa, ngậm chặt miệng, mỉm cười, nhăn trán, phát âm những từ có âm môi: B,P,U,I,..

- Giữ gìn vệ sinh răng miệng.

- Tự xoa bóp vùng mặt hằng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ

Y học cổ truyền đã được chứng minh là khá hiệu quả trong việc điều trị các bệnh mãn tính, đặc biệt là những bệnh liên quan đến cơ xương khớp.

Hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân và cách sinh hoạt ở môi trường sống của bệnh nhân mà sẽ được các Bác sĩ tại Phòng khám Y học cổ truyền tư vấn kỹ càng. Nếu tuân thủ các nguyên tắc điều trị và có cách dự phòng bệnh tật đúng đắn thì hiệu quả điều trị bệnh sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

Trong điều trị bệnh, thuốc đông y có khả năng khôi phục lại sự cân bằng âm dương của cơ thể thông qua thuộc tính khác nhau của nó. Tất cả các loại thuốc đều có thuộc tính riêng và có một mức độ độc tính nhất định. Sử dụng không đúng sẽ gây tác dụng phụ cho cơ thể và làm rối loạn cân bằng âm dương.

Phần lớn mọi người đều cho rằng dược tính của thuốc đông y thường bình hòa không có độc tính và không có tác dụng phụ khi dùng kéo dài. Điều này hoàn toàn sai lầm! Bất cứ một loại dược vật nào mà chúng ta sử dụng không hợp lý đều có thể gây độc và có phản ứng phụ cả. Ví dụ như nhân sâm là một loại thuốc đại bổ nguyên khí, nếu sử dụng trong trường hợp một người đang sốt cao, miệng đắng, da lở loét, đại tiện táo bón… thì sẽ có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy trước khi sử dụng loại thuốc đông y nào đều phải có ý kiến của thầy thuốc đông y.

Gần đây một số báo cáo trên thế giới cho thấy hàm lượng acid Arisolochic có trong Quan Mộc thông (Caulis Aristolochiae Manshuriensis) có thể gây suy thận. Nên biết rằng loại thường được dùng để kê đơn là Xuyên Mộc thông (Caulis Clematidis Armandii), đây là 2 loài khác nhau. Ngoài ra, đông y còn sử dụng một số thuốc có độc tính trong điều trị một số trường hợp, ví dụ như Phụ Tử (Radix Aconiti Lateralis Preparata) và Xuyên Ô (Radix Aconiti) được dùng trong điều trị thấp khớp, những thuốc này đều có sự theo dõi chặt chẽ về liều lượng cách thức bào chế để tránh các tác dụng có hại. Vì thế việc giám sát chặt chẽ chất lượng thuốc đông y là rất quan trọng.

Khi đến khám và được bác sĩ tư vấn về liệu trình điều trị, sau đó sẽ được hướng dẫn  tạm ứng trước chi phí điều trị theo quy định. Những buổi sau chỉ cần đến điều trị theo lịch hẹn.. Thời gian 1 buổi điều trị khoảng từ 30-45 phút tuỳ theo thủ thuật điều trị

Nên đi đến các cơ sở y tế để được thăm khám, trường hợp do liệt TK VII ngoại biên thì nên kết hợp điều trị bằng Y học cổ truyền càng sớm càng tốt

Châm và cứu là hai phương pháp điều trị khác nhau.

Châm là dùng kim bằng kim loại châm vào các điểm được xác định trên da, và thực hiện các thủ pháp kích thích, xoay kim theo các phương pháp bổ tả khác nhau.

Cứu pháp chủ yếu là dùng hơi nóng (và khí thuốc) của điếu ngải hoặc mồi ngải (chất liệu làm từ lá cây ngải cứu) được đốt cháy để tác động lên các điểm được xác định trên da để làm ấm và thông khí huyết.

Những điểm trên da này gọi là huyệt vị châm cứu. Việc chọn huyệt và vị trí để châm cứu tùy thuộc vào các loại bệnh khác nhau, phương pháp châm và phương pháp cứu đều thông qua kích thích lên các huyệt vị nhất định trên cơ thể để có tác dụng sơ thông kinh lạc, điều tiết tạng phủ, hành khí hoạt huyết… từ đó đạt đến sự lập lại cân bằng cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng và tiêu trừ bệnh tật.

Phương pháp châm và cứu đều có bổ và tả, phương pháp cứu có sở trường về làm ấm, bồi bổ cơ thể và thông huyết mạch. Phương pháp châm có hiệu quả tương đối nhanh, phương pháp cứu có hiệu quả chậm nhưng lâu dài, hai phương pháp này thường được phối hợp sử dụng để tăng cường hiệu quả điều trị. Đối với một số huyệt vị cấm dùng phương pháp châm ví dụ như huyệt thần khuyết (lỗ rốn) hoặc một số huyệt hạn chế châm thì có thể dùng phương pháp cứu để thay thế.

Không phải như vây, nói một cách đơn giản là tính vị của thuốc đông y thường chia thành 5 loại gọi là “ngũ vị” bao gồm vị cay, vị ngọt, vị chua, vị đắng và vị mặn. Vị của thuốc và hiệu năng của thuốc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau:

- Vị cay: có tác dụng phát tán, hành khí hoạt huyết (như xuyên khung);

- Vị ngọt: có tác dụng bổ ích, hoãn cấp (như cam thảo);

- Vị chua: có tác dụng thu liễm, cố sáp (như ngũ vị tử);

- Vị đắng: có tác dụng thanh nhiệt, giáng tiết (như hoàng liên);

- Vị mặn: có tác dụng nhuyễn kiên, tán kết, tả hạ (như mang tiêu);

Ưu thế của YHCT  là hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, các bệnh lý cơ xương khớp, lão khoa… Cũng như tây y, liệu trình điều trị của đông y vẫn phụ thuộc vào tình trạng của từng cá thể, bệnh mãn tính thì cần nhiều thời gian để điều trị, còn đối với bệnh cấp tính hay bệnh nhiễm trùng, bệnh nhân có thể hồi phục trong thời gian ngắn.

Việc sử dụng hai loại với nhau cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của cả hai loại thuốc và tương tác của chúng có thể tạo ra các tác dụng độc hại có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ví dụ, các loại thuốc kháng sinh đều có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn và hệ thống men trong cơ thể thì không thể cùng uống với các vị thuốc Đông y có chứa các vi sinh vật và nhiều loại men như thần khúc, đậu xị... vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Các vị thuốc như đào nhân, hạnh nhân có chứa nitrilglycoside thì không nên uống cùng với các tân dược thuộc nhóm an thần, gây mê, gây tê vì có thể gây ức chế trung khu hô hấp và rối loạn chức năng gan. Thông thường, 1 loại thuốc khi vào trong dạ dày, sau 45 phút đến 1 giờ sẽ ra khỏi dạ dày đến ruột, sau đó hấp thu vào máu để phát huy tác dụng. Như vậy, thời gian uống thuốc cách nhau tối thiểu là 1 tiếng đồng hồ, sau đó mới có thể sử dụng loại thuốc khác. Vì thời gian hấp thu nhanh hay chậm ở mỗi loại thuốc cũng khác nhau nên người ta thường quy định khoảng thời gian uống cách nhau thường lâu để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và tránh các biến chứng xảy ra do tương tác thuốc.

Thông thường, bệnh nhân được khuyên nên uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn 60 phút để cơ thể có thể hấp thu các loại thuốc tốt hơn. Tuy nhiên, thời điểm uống thuốc cũng có sự thay đổi trong một số trường hợp đặc biệt như: thuốc bổ nên uống trước bữa ăn 60 phút, thuốc gây kích ứng dạ dày nên được uống ngay sau bữa ăn, thuốc an thần giúp cải thiện giấc ngủ nên uống trước khi đi ngủ, thuốc giúp kiểm soát cơn hen phế quản nên được uống trước khi lên cơn hen từ 1 đến 2 giờ…