• 41 & 51 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế
Cấp cứu 24/7
(0234)3837777
Đường dây nóng
0962871919

Răng hàm mặt

Nhổ răng thường được thực hiện tại phòng khám ngoại trú, vì vậy bạn sẽ về nhà ngay sau khi can thiệp. Quy trình bao gồm gây tê tại chỗ và nhổ răng. Trong quá trình nhổ răng, bác sĩ sẽ rạch một đường ở nướu răng và loại bỏ phần xương cản trở việc tiếp cận răng mọc ngầm. Sau khi nhổ răng, ổ răng sẽ được khâu kín và đè ép bằng gạc.

Nhổ răng khôn thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

            • Nhiễm trùng hoặc viêm nướu, viêm nha chu liên quan đến răng khôn

            • Sâu răng ở răng khôn mọc lệch ngầm

            • Nang hoặc u liên quan đến răng khôn

            • Răng khôn mọc lệch ngầm gây tổn thương các răng bên cạnh

Bạn không thể ngăn chặn tình trạng răng khôn mọc lệch ngầm xảy ra, nhưng việc khám răng định kỳ sáu tháng một lần sẽ cho phép bác sĩ nha khoa theo dõi sự phát triển và mọc lên của răng khôn. Chụp X-quang răng có thể giúp phát hiện răng khôn mọc lệch ngầm trước khi xuất hiện triệu chứng.

Răng khôn mọc lệch ngầm không phải lúc nào cũng có triệu chứng. Tuy nhiên, khi răng khôn bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến các răng lân cận, bạn có thể gặp một số dấu hiệu hoặc triệu chứng sau: nướu đỏ hoặc sưng, nướu bị đau hoặc chảy máu, đau và sưng vùng xương hàm, hôi miệng, có vị khó chịu trong miệng, há miệng khó.

Răng khôn (răng cối lớn thứ ba) thường mọc vào khoảng từ 17 đến 25 tuổi, là răng vĩnh viễn cuối cùng mọc lên trong miệng. Một số người có răng khôn mọc thẳng hàng với răng phía trước. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, miệng hoặc cung răng quá nhỏ khiến răng khôn không có đủ chỗ để mọc lên bình thường, dẫn đến bị kẹt (mọc lệch ngầm).

Các ảnh hưởng tức thì:

- Ăn nhai khó khăn: bất cứ răng nào (trừ những răng lệch ngầm) mất đi cũng ảnh hưởng đến sức nhai gây cản trờ cho việc cắn xé và nghiền nát thức ăn

- Ảnh hưởng thẩm mỹ: khi mất răng ở vùng răng trước

- Ảnh hưởng phát âm: một số răng mất đi khiến việc phát âm không chính xác, nói ngọng.

Các ảnh hưởng lâu dài:

- Tiêu xương ổ răng

- Lão hóa sớm.

- Ảnh hưởng đến các răng còn lại và khớp cắn

Đối với những tổn thương sâu răng sớm, mô răng hư hại chưa nhiều, có thể chọn lựa điều trị trám răng thẩm mỹ làm ngưng tiến triển sâu răng và bảo vệ răng không bị tổn thương đến tủy.
Những trường hợp răng sâu vỡ lớn, phần mô răng khỏe mạnh còn lại ít, trám răng không còn là lựa chọn thích hợp vì độ bền và độ lưu giữ kém, dễ sâu tái phát. Lúc này các phục hồi sứ: inlay, onlay, mão răng là lựa chọn hoàn hảo để phục hồi lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Hiện nay với quan điểm xâm lấn tối thiểu kết hợp kỹ thuật chế tác răng sứ hiện đại có thể làm lớp sứ mỏng với độ dày thấp chỉ khoảng 0.5mm, thì bọc răng sứ không còn là mối lo ngại của nhiều người. Bác sĩ chỉ cần thực hiện lấy đi một lớp men - ngà răng mỏng vừa đủ để không làm ê buốt và không gây tổn hại đến mô tủy bên trong, nhưng vẫn đảm bảo độ cứng và tính thẩm mỹ của phục hình.

Hiện nay có 2 phương pháp tẩy trắng: Tẩy trắng tại phòng với công nghệ đèn plasma và tẩy trắng tại nhà với máng tẩy trắng. Cả 2 phương pháp này để loại bỏ các chuỗi protein màu trên bề mặt răng, ít ảnh hưởng tới men răng. Tẩy trắng tại phòng mang lại hiệu quả tức thời sau 45 phút thực hiện, trong khi đó, tẩy trắng tại nhà cần sự hợp tác của bệnh nhân trong việc duy trì mang máng tẩy trắng ít nhất 4 tiếng/ngày trong khoảng 1-2 tuần.

Lựa chọn điều trị trong trường hợp răng thưa có các phương pháp trám, bọc sứ và chỉnh nha.  Trám răng hiện tại là phương pháp phổ biến với chi phí rẻ nhất, nhanh chóng, sử dụng vật liệu trám răng thẩm mỹ bù đắp vào phần thưa giữa các răng. Tuy nhiên miếng trám sẽ đổi màu theo thời gian, độ bền không cao và chỉ thực hiện đối với những trường hợp răng thưa ít. Phục hình sứ là phương pháp được đa số khách hàng lựa chọn do thời gian điều trị tương đối ngắn, đóng các khe hở từ trung bình - nhiều, vật liệu sứ có độ bền và tính thẩm mỹ cao Tuy nhiên vẫn có hạn chế do phải mài răng ở mức độ hợp lý, các trường hợp vị trí răng không đúng hoặc kích thước răng to mất cân đối sau khi làm răng sứ sẽ làm mất vẻ tự nhiên của khuôn mặt. Chỉnh nha có hạn chế về mặt chi phí cao và thời gian điều trị dài. Tuy nhiên đây là phương pháp di chuyển các răng về đúng vị trí và cải thiện cả về mặt chức năng, không xâm phạm đến các răng nguyên vẹn. Vì vậy phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cũng như là chi phí và thời gian để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất trong mỗi trường hợp.

Bạn có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nha chu nếu thuộc những trường hợp dưới đây:

- Hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá

- Không đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên

- Mắc các bệnh toàn thân như tiểu đường, bệnh tim hoặc loãng xương….

- Một số thành viên trong gia đình bạn đã từng mắc bệnh nha chu.

Bạn có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nha chu nếu thuộc những trường hợp dưới đây:

- Hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá

- Không đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên

- Mắc các bệnh toàn thân như tiểu đường, bệnh tim hoặc loãng xương….

- Một số thành viên trong gia đình bạn đã từng mắc bệnh nha chu.

Bệnh nha chu có thể phòng ngừa và điều trị được. Các phương pháp điều trị nha chu ngày nay có  nhiều lựa chọn nhẹ nhàng, an toàn và hiệu quả. Điều trị nha chu bao gồm: điều trị không phẫu thuật (như cạo cạo, xử lý bề mặt chân răng), phẫu thuật nha chu, cấy ghép nha khoa và tự chăm sóc sức khỏe răng miệng tại nhà.

- Hôi miệng: Các loại vi khuẩn gây viêm nha chu phát triển mạnh trong khe nướu và tạo ra các hợp chất lưu huỳnh làm cho hơi thở có mùi hôi.

- Mất răng: Nếu không ngăn chặn được quá trình viêm nha chu, các cấu trúc nâng đỡ của răng – bao gồm cả xương xung quanh – sẽ bị phá hủy. Cuối cùng, răng lung lay và bị mất hoặc cần phải nhổ bỏ.

- Các vấn đề về ăn uống: Viêm nha chu làm suy yếu các cấu trúc nâng đỡ răng và làm răng lung lay. Răng lung lay có thể gây khó khăn khi ăn nhai.

- Các vấn đề về phát âm: răng lung lay do viêm nha chu có thể khiến bạn khó nói rõ ràng.

- Thẫm mỹ: Nướu có màu đỏ sẫm do viêm nhiễm, răng trông dài hơn do tụt nướu và chân răng (có màu sẫm hơn thân răng) lộ rõ – tất cả đều có thể trông kém thẫm mỹ. Khi răng lung lay, chúng có thể di chuyển ra xa nhau để lại những khoảng tối (hình tam giác đen) giữa chúng, và nếu răng bị mất do viêm nha chu thì có thể để lại những khoảng mất răng, tất cả đều ảnh hưởng thẫm mỹ.

- Tác động tiêu cực đến sức khỏe toàn thân: Hiện nay người ta đã biết rằng bệnh nha chu không được điều trị có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe nói chung. Viêm nha chu có nghĩa là tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh mạch máu não và các biến chứng trong thai kỳ (tiền sản giật, sinh non và nhẹ cân)…

Bệnh nha chu, còn được gọi là bệnh nướu răng, thường bắt đầu bằng sự tích tụ mảng bám trên bề mặt răng gần đường viền nướu. Nếu mảng bám không được loại bỏ bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, nó có thể cứng lại thành cao răng hoặc vôi răng.

Mảng bám sẽ tiếp tục tích tụ trên cao răng và cuối cùng khiến nướu bị tấy đỏ, sưng và dễ chảy máu. Đây được gọi là viêm nướu và là giai đoạn đầu tiên của bệnh nha chu. Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể biến thành bệnh nha chu gây phá hủy các thành phần nâng đỡ của răng.

Mảng bám là một màng dính, không màu liên tục hình thành trên răng. Vi khuẩn sống trong mảng bám và tiết ra axit gây sâu răng và kích thích mô nướu. Sự kích thích có thể dẫn đến viêm nướu và bệnh nha chu. Nếu mảng bám không được loại bỏ thường xuyên bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa, nó sẽ cứng lại và tạo ra cao răng. Cao răng không thể loại bằng bàn chải đánh răng; chỉ có chuyên gia nha khoa mới có thể loại bỏ nó trong quá trình làm sạch răng miệng.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy viêm nha chu có ảnh hưởng lên tình trạng sức khỏe toàn thân, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh toàn thân như: viêm phổi, đái tháo đường, tim mạch, thấp khớp, các biến chứng ở phụ nữ có thai, ung thư,… Do đó, duy trì sự khỏe mạnh của nướu và mô nha chu cũng là cách để phòng ngừa các bệnh toàn thân.

Viêm nướu là tình trạng viêm xuất hiện tại nướu, nguyên nhân thờng do vi khuẩn trong các mảng bám bám ở phần cổ răng. Các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân bị viêm nướu:

- Chảy máu nướu khi chải răng, xỉa tăm, chíp miệng,…

- Hôi miệng

- Nướu thỉnh thoảng sưng, tấy đỏ, đau.

 - Quanh cổ răng có các bựa thức ăn, mảng bám, cao răng,…

Cao răng có thể phòng ngừa thông qua các cách sau:

- Tập thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên và chú ý chải trong khe nướu.

- Không nên sử dụng tăm xỉa răng để lấy thức ăn trong kẽ răng, thay thế bằng việc sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng.

- Tránh ăn thức ăn chế biến sẵn, nhiều đường và tinh bột. Tăng cường các chất ăn nhiều chất xơ và vitamin.

- Bổ sung nước uống thường xuyên, tránh để miệng khô, tăng sự lắng đọng và khoáng hóa mảng bám.

Lấy cao răng hay cạo cao răng là phương pháp loại bỏ cao răng có sử dụng máy cạo cao siêu âm và dụng cụ cạo cao tay. Máy cạo cao siêu âm sử dụng độ rung của đầu dụng cụ và tia nước bắn ra để làm bong cao răng ra khỏi bề mặt răng. Dụng cụ cạo cao tay có các lưỡi cắt sắc đặt dưới phần cao răng và kéo cao răng ra khỏi bề mặt răng, hỗ trợ thêm cho máy cạo cao siêu âm để loại bỏ cao răng ở các vị trí sâu và khó tiếp cận. Thông thường, bệnh nhân cần đến khám, kiểm tra và lấy cao răng mỗi 3-6 tháng/lần.

Cao răng là thành phần lắng đọng quanh bề mặt răng và trong khe nướu. Trong cao răng có vi khuẩn, xác các tế bào, mảnh vụn thức ăn, … bị vôi hóa, bám rất chắc vào bề mặt răng. Việc vệ sinh răng miệng không tốt kéo dài dẫn tới hình thành lắng đọng cao răng. Cao răng là ngôi nhà lưu trú của vi khuẩn gây nên các bệnh lý nướu và nha chu, dẫn tới mất răng. Cao răng không bị loại bỏ bằng các phương pháp vệ sinh răng miệng thông thường tại nhà (chải răng, sử dụng máy tăm nước hay súc miệng). Bệnh nhân có cao răng cần đến khám và điều trị loại bỏ cao răng bằng các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng tại phòng khám Răng Hàm Mặt.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây ra rối loạn thái dương hàm, bao gồm:

- Dự phòng mất răng sớm để tránh gây ra tình trạng lệch lạc khớp cắn

- Can thiệp nha khoa tại các cơ sở có uy tín và trình độ chuyên môn phù hợp

- Kiểm soát chế độ và thói quen ăn uống

- Hạn chế các thói quen xấu vùng miệng buộc phải sử dụng hàm quá mức

- Tránh các căng thẳng, sang chấn hay chấn thương trực tiếp/ gián tiếp vào vùng mặt, đặc biệt là vùng khớp thái dương hàm

- Đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên môn sâu về Rối loạn thái dương hàm để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời khi phát hiện bản thân có các triệu chứng của RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM

Bệnh nhân có rối loạn thái dương hàm sẽ được điều trị bằng một hoặc sự kết hợp của nhiều phương pháp dưới đây:

- Bệnh nhân tự kiểm soát: bệnh nhân cần được bác sĩ tư vấn, giải thích về tình trạng rối loạn cơ và khớp thái dương hàm của bản thân, từ đó có các cách thức chủ động trong quá trình điều trị bệnh như:

+ Kiểm soát chế độ ăn, tránh ăn các thức ăn quá dai, cứng

+ Kiểm soát các thói quen xấu vùng miệng có thể dẫn đến đau và mỏi cơ hàm và khớp, như siết/ nghiến răng, thói quen ăn nhai một bên, cắn môi/ má/ lưỡi…

+ Không mở miệng quá rộng khi ngáp

+ Tránh các căng thẳng quá mức

+ Tăng cường tập thể dục, nâng cao thể trạng chung

- Điều trị nội khoa với thuốc: Với các trường hợp đau cấp tính, có tình trạng co thắt cơ, bệnh nhân được hướng dẫn sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau. Nếu có tình trạng nhiễm trùng thì sẽ được kiểm soát với kháng sinh.

- Vật lý trị liệu: là phương pháp dễ thực hiện, bệnh nhân có thể tự làm ở nhà dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Các bài tập kéo căng các cơ hàm, tăng sức mạnh cơ đã được chứng minh có hiệu quả tích cực và rõ rệt trong giảm đau cũng như tìm lại sự phối hợp của các nhóm cơ và khớp. Chườm ấm và xoa bóp vào vùng đau cũng thường được chỉ định để giảm tình trạng đau.

- Máng nhai: máng nhai thăng bằng được chỉ định trong các trường hợp rối loạn thái dương hàm không đáp ứng với các phương pháp nêu trên. Máng nhai tạo sự ăn khớp tốt giữa các răng trên một cung hàm với máng nhai, đặc biệt có hiệu quả trong một số trường hợp rối loạn thái dương hàm có liên quan tới tình trạng các răng lệch lạc quá nhiều. Ngoài ra, máng nhai giúp bảo vệ răng trong trường hợp bệnh nhân rối loạn thái dương hàm có tình trạng nghiến răng ban đêm.

- Chỉnh nha: đối với bệnh nhân có tình trạng khớp cắn bất lợi cho khớp thái dương hàm, có sự ăn khớp xấu giữa các răng của hai hàm gây hại cho cơ nhai, bệnh nhân được tư vấn chỉnh nha để loại bỏ nguy cơ ảnh hưởng xấu của khớp cắn đối với hệ thống cơ khớp

- Phẫu thuật: một số ít trường hợp rối loạn thái dương hàm không đáp ứng với các loại hình điều trị không phẫu thuật, chỉ định phẫu thuật được đưa ra nhằm giải quyết các nguyên nhân gây ra rối loạn tại khớp hoặc cơ (há miệng hạn chế, khớp bị xơ dính làm kém vận động…). Tuy nhiên, sau phẫu thuật, cần có sự phối hợp với các phương pháp nêu trên mới giải quyết triệt để tình trạng rối loạn.

Có rất nhiều triệu chứng có thể được gây ra trực tiếp và gián tiếp từ RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM. Những triệu chứng này có thể bao gồm đau ở vùng khớp hoặc đau hoặc nhạy cảm ở mặt, cổ hoặc vai, giảm cử động hàm, có tiếng tách hoặc tiếng ồn khi ngáp hoặc nhai, hàm bị khóa, các triệu chứng về tai như có tiếng ồn trong tai, chóng mặt hoặc nhạy cảm với âm thanh, đau đầu mãn tính và rối loạn giấc ngủ…

Mặc dù nguyên nhân chính xác của RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM vẫn chưa được biết, nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy có nhiều yếu tố góp phần khác nhau có thể gây ra RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM. Tình trạng căng cơ và rối loạn chức năng của khớp thái dương hàm có thể do: chấn thương răng hoặc hàm, nghiến răng, căng thẳng, tư thế xấu và viêm khớp hoặc các tình trạng viêm cơ xương khác.

Rối loạn thái dương hàm có thể được hiểu là tình trạng đau hay rối loạn chức năng xảy ra ở khớp thái dương hàm hoặc cơ hàm được đặc trưng bởi nhiều triệu chứng liên quan đến khớp thái dương hàm, cơ nhai và các cấu trúc hỗ trợ của nó.

 

Đây là thói quen mà hầu hết trẻ sẽ tự bỏ được, nhưng nếu thói quen mút ngón tay cái và núm vú giả vẫn còn sau ba tuổi thì sẽ ảnh hưởng đến răng, khi đó trẻ nên sử dụng một khí cụ trong miệng theo chỉ định của nha sĩ.

Một chế độ ăn uống hợp lý, với một khẩu phần bao gồm: trái cây và rau quả, bánh mì và ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt cá và trứng. Hạn chế khẩu phần chứa đường và tinh bột sẽ giúp bảo vệ răng khỏi sâu răng.

Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám nha sĩ thường xuyên, bắt đầu từ khi răng đầu tiên mọc. Nha sĩ có thể hướng dẫn cách đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa và các phương pháp khác để bố mẹ giám sát và dạy cho trẻ. Các phương pháp điều trị tại nhà khi được kết hợp với việc khám răng định kỳ và một chế độ ăn uống hợp lý sẽ tạo cho trẻ những thói quen lành mạnh suốt đời.

Ngay sau khi răng mọc, bố mẹ nên dùng một ít kem đánh răng có fluor (bằng hạt gạo) để đánh răng cho trẻ hai lần một ngày bằng bàn chải đánh răng mềm, kích thước phù hợp với lứa tuổi. Khi trẻ được 3-6 tuổi, thì lượng kem đánh răng nên được tăng lên bằng một hạt đậu Hà Lan và bố mẹ nên hướng dẫn hoặc giám sát việc đánh răng của trẻ.

Đầu tiên, súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng và đắp một miếng gạc lạnh lên mặt nếu bị sưng. Cho trẻ uống thuốc giảm đau (thành phần acetaminophen). Cuối cùng, đưa trẻ đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.

Để ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng, trẻ nên đến gặp nha sĩ khi răng đầu tiên bắt đầu mọc.

Răng sữa rất quan trọng vì nhiều lý do. Chúng không chỉ giúp trẻ phát âm rõ ràng và ăn nhai tự nhiên, mà còn hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

Viêm nhiễm vùng miệng - hàm mặt là loại bệnh thường gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nguyên nhân hàng đầu xuất phát từ răng. Bệnh cảnh lâm sàng có thể nhẹ, nên việc chẩn đoán và điều trị đơn giản, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chẩn đoán khó và điều trị phức tạp, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không chẩn đoán đúng và xử trí kịp thời.

Triệu chứng của bệnh lý viêm nhiễm vùng hàm mặt tùy theo từng giai đoạn và đáp ứng của mỗi người. Bệnh nhân sẽ thấy đau tại răng nguyên nhân và lan ra xung quanh, cảm giác đau giật như mạch đập.  Lợi vùng răng đau: sưng đỏ, phù nề.

Tổ chức xung quanh sưng nề làm đầy các rãnh tự nhiên, xóa các gờ xương, giới hạn không rõ, da căng đỏ, mật độ chỗ sưng cứng chắc, nhiệt độ tăng, hạn chế cử động của các cơ bám da. Có thể gây biến dạng khuôn mặt, co khít hàm tạm thời. Nếu ở sàn miệng thì làm cho lưỡi khó cử động. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ khoảng 38 – 39 º C, mạch nhanh, người mệt mỏi, có thể có hạch dưới hàm bên sưng.

 

U mạch máu trẻ em (infantile hemangioma) là bệnh lý rất phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 5-10% ở trẻ dưới một tuổi. U thường xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc thời gian đầu sau sinh, là kết quả của quá trình tăng sinh bất thƣờng của các tế bào nội mô mạch máu.

U mạch máu được đặc trưng bởi sự tăng sinh tế bào nội mô  (endothelium), tiến triển qua 3 giai đoạn: tăng sinh (proliferation), ổn định  (stabilisation) và thoái triển (involution)

U mạch máu ở trẻ em đa phần có đặc tính tự thoái triển nhưng u thường xuất hiện ở vùng đầu mặt cổ gây ảnh hưởng rất lớn đến chức năng, thẩm mỹ và sang thương tâm lý nặng nề cho trẻ và gia đình

Ung thư sàn miệng là loại ung thư hay gặp trong khoang miệng, đứng thứ 2 chỉ sau ung thư lưỡi, trong đó hơn 90% là ung thư biểu mô tế bào gai. Ung thư thường phát sinh ở vùng niêm mạc giữa mặt trong cung răng và mặt dưới lưỡi, phần trước của sàn miệng. Tổ chức ung thư thâm nhiễm rất nhanh vào các tổ chức xung quanh gây đau và ảnh hưởng chức năng như khó ăn, khó nuốt, khó nói. Việc phát hiện sớm các tổn thương ung thư giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Điều trị ung thư sàn miệng cũng như các loại ung thư khoang miệng cơ bản là phẫu thuật cắt rộng tổn thương. Tuy nhiên, việc tạo hình lại các khuyết hổng sau khi cắt bỏ tổ chức là một thách thức lớn với phẫu thuật viên và cũng là một trong các yếu tố quyết định thành công của phẫu thuật. Trong đó, sử dụng các vạt lân cận để tái tạo các khuyết hổng lớn sa cắt bỏ khối u nhằm phục hồi chức năng ăn uống cho bệnh nhân.

Vạt đảo dưới cằm được sử dụng nhiều trong tái tạo các khuyết hổng khoang miệng và vùng mặt. Vạt có nhiều ưu điểm như thể tích vạt cho lớn, nguồn mạch nuôi tốt, độ di động của vạt tốt, đặc biệt thuận lợi để tái tạo các cấu trúc di động như lưỡi và sàn miệng. Trong thời gian gần đây, được sự hỗ trợ của Ban giám đốc BV, Khoa Gây mê, chuyên khoa phẫu thuật hàm mặt thuộc khoa THM-Mắt-RHM đã triển khai nhiều kỹ thuật tạo hình phức tạp, đặc biệt tái tạo các khuyết hổng lớn sau phẫu thuật cắt ung thư khoang miệng bằng vạt đảo dưới cằm, nhằm mang lại chất lượng điều trị tốt cho bệnh nhân ung thư.

U tuyến nước bọt là một nhóm bệnh quan trọng trong bệnh học khối u đầu cổ nói chung và bệnh lý của tuyến nước bọt nói riêng. U hay gặp nhất ở tuyến nước bọt mang tai, chiếm đến 80% khối u tuyến nước bọt nói chung. Ở tuyến mang tai 80% là u lành tính, trong đó u hỗn hợp là phổ biến nhất, tiếp đến là u Warthin.

Đa số các khối u vùng mang tai không có triệu chứng lâm sàng gì đặc trưng, cho đến khi bệnh nhân phát hiện ra khối u hoặc tình cờ phát hiện khi đi khám, cũng có khi biểu hiện các triệu chứng liên quan đến chức năng hoặc gây biến dạng mặt làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Bệnh nhân thường đến muộn, vì thế quá trình điều trị trở nên khó khăn, làm tăng tỷ lệ biến chứng. Ngoài ra, u tuyến mang tai có xu hướng tái phát và thoái hóa ác tính nếu không được cắt bỏ triệt để, do đó việc chẩn đoán sớm, chính xác sẽ là cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp đối với từng loại u.

Khe hở môi – vòm miệng là dị tập bẩm sinh thường gặp ở vùng hàm mặt, chiếm tỷ lệ khoảng 1/1000 trong tổng số trẻ sơ sinh. Dị tật bẩm sinh khe hở môi – vòm miệng gây biến dạng mặt làm tổn thương đến tâm lý, thẫm mỹ và chức năng. Nguyên nhân gây nên dị tật là do những yếu tố ngoại lai hay nội tại tác động vào quá trình gặp nhau và gắn liền của các nụ mầm, làm cho những nụ mầm này không gắn được vào nhau, tạo ra khe hở bẩm sinh.

Quá trình điều trị và chăm sóc toàn diện cho trẻ cần bắt đầu từ khi trẻ sinh ra đến lúc trưởng thành, cần sự phối hợp của nhiều chuyên khoa bao gồm: răng hàm mặt, nhi khoa, dinh dưỡng, tai mũi họng, chuyên gia ngôn ngữ, chuyên gia tâm lý cùng sự phối hợp chặt chẽ của người nhà bệnh nhi.

  • Khi chiếc răng đầu tiên của con bạn xuất hiện, hãy bắt đầu đánh răng cho trẻ bằng một lượng rất nhỏ kem đánh răng có chứa Fluor, với kích thước bằng một hạt gạo.
  • Trẻ 3 tuổi trở lên có thể sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor với kích thước bằng hạt đậu.
  • Giám sát trẻ đảnh răng cho đến khi trẻ 7-8 tuổi.
  • Không nên cho trẻ dưới 6 tuổi sử dụng nước súc miệng có chứa Fluor.

Nếu bạn nhận có những thay đổi ở răng của con, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ răng hàm mặt để được khám và tư vấn điều trị sớm nhất cho con.

Sử dụng Fluor về cơ bản là an toàn. Chỉ khi nào bạn dùng sai mục đích hoặc dùng quá nhiều Fluor thì có thể gây tình trạng thay đổi bề mặt men răng gọi là răng nhiễm Fluor. Răng nhiễm Fluor chỉ xảy ra ở những răng đang phát triển và không xảy ra ở các răng đã mọc. Vì vậy, nguy cơ nhiễm Fluor chỉ xảy ra khi trẻ dưới 8 tuổi hấp thụ quá nhiều Fluor. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sử dụng Fluor đều không bị tình trạng này. Các chuyên gia không tìm thấy bất kì vấn đề sức khoẻ nào khác từ Fluor.

Khả năng trẻ bị ngộ độc do hấp thụ nhiều Fluor trong thời gian ngắn (như ăn kem đánh răng hay chất bổ sung Fluor) là rất hiếm. Nói chung, tình trạng này thường không nghiêm trọng, nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu bác nghĩ răng con mình đã ăn một lượng lớn Fluor. Để đảm bảo an toàn, nên để kem đánh răng, nước súc miệng, thực phẩm bổ sung và các sản phẩm có chứa Fluor khác ngoài tầm với của trẻ em.

Fluor là một khoáng chất được tìm thấy trong nguồn nước và đất có tác dụng ngăn ngừa sâu răng. Do vậy, Fluor được thêm vào nguồn nước uống ở nhiều quốc gia để dự phòng sâu răng. Nó cũng được thêm vào trong một số loại kem đánh răng, nước súc miệng và chất bổ sung vitamin.

 

Fluor có thể được bổ sung qua 2 con đường chính:

  • Đường toàn thân: nước uống, viên thuốc bổ sung…
  • Đường tại chỗ:
    • Chế phẩm vệ sinh răng miệng như kem đánh răng và nước súc miệng;
    •  Bôi định kì 3-6 tháng vẹc-ni fluor hoặc đeo máng có gel fluor tại phòng khám răng hàm mặt để phòng ngừa sâu răng cho những trẻ có nguy cơ sâu răng.

1. Không nên cho trẻ ăn thường xuyên các loại thực phẩm có chứa đường như bánh, kẹo, nước ngọt. Sau khi trẻ ăn bánh kẹo, cho trẻ súc miệng với nước lọc để hạn chế sâu răng.

2. Các loại bánh kẹo dẻo, dính lâu dài trên răng sẽ có nguy cơ gây sâu răng cao hơn.

3. Chế độ ăn nên đầy đủ chất dinh dưỡng như: protein, vitamin, calci, photphate, fluor… để đủ chất cần thiết cho răng phát triển. Calci và photphate cần cho quá trình vôi hóa của men răng. Hiện tượng tăng tái khoáng dẫn đến thiếu calci là nguyên nhân của sâu răng. Calci và photphate có nhiều trong pho mát, sữa bò, đậu phụ, tôm, cua… Fluor đóng vai trò bảo vệ răng rất quan trọng. Ngoài ra fluor còn đóng vai trò kích thích tái khoáng men răng. Bởi vậy cần ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều fluor như lá chè, bắp cải, rau diếp rau câu tôm, cua…

1. Ngay từ lúc răng sữa đầu tiên mọc lên, phụ huynh nên làm sạch răng cho trẻ bằng bàn chải xỏ ngón tay silicone hoặc gạc mềm với nước đun sôi để nguội.

2. Làm sạch răng cho trẻ hàng ngày, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Không nên cho trẻ bú bình đêm kéo dài sau 1 tuổi.

3. Khi trẻ biết cách sử dụng bàn chải, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ chải răng. Sau khi trẻ tự chải răng, phụ huynh kiểm tra và giúp trẻ chải những vùng chưa sạch và có thể dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng cho trẻ.

4. Chọn bàn chải có lông mềm vừa phải, đầu bàn chải thuôn tròn, màu sắc và họa tiết sinh động theo ý thích của trẻ.

5. Đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Hiệp Hội Nha Khoa Trẻ em của Hoa Kỳ cũng như các chuyên gia về răng trẻ em khuyên bố mẹ nên đưa trẻ đi khám trong vòng 6 tháng sau khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên hoặc khi trẻ được 12 tháng tuổi.

Ở lần khám răng đầu tiên của trẻ, bố mẹ sẽ được các bác sĩ cung cấp các thông tin về:

  • Có hay không tình trạng sâu răng do bú bình
  • Vấn đề dinh dưỡng cho trẻ
  • Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho trẻ
  • Những vấn đề liên quan đến quá trình mọc răng
  • Các thói quen có hại cho sự phát triển răng của trẻ như ngậm núm vú giả, thói quen mút ngón tay…

Khi đưa trẻ đi khám răng lần đầu tiên, cần lưu ý cho trẻ đi khám vào buổi sáng, giải thích cho trẻ tại sao cần phải đi khám răng, tạo không khí hứng thú, vui vẻ. Bố mẹ không nên để sự lo lắng hay sợ hãi của mình ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ, và nên báo với bác sĩ trong trường hợp trẻ có xu hướng bướng bỉnh, lo lắng, hoặc sợ hãi trong các tình huống tương tự.

Trong sử dụng các loại thực phẩm hằng ngày, bạn nên bỏ qua các loại thực phẩm có thể làm hỏng hoặc mắc kẹt trong mắc cài của mình. Ví dụ như một trong số các thực phẩm sau: rau sống, kẹo cứng, caramel, kẹo bơ cứng và đá viên (kem cũng có thể). Nên liên hệ với nha sĩ của bạn để được cung cấp một danh sách các loại thực phẩm cần tránh.

Bạn có thể chơi thể thao/chơi nhạc cụ, cho dù bạn có chỉnh nha hay không, chúng tôi khuyên bạn nên đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi hầu hết các môn thể thao. Các nhạc sĩ thường có thể chơi nhạc cụ của họ giống như trước đây, nhưng họ có thể cần một khoảng thời gian điều chỉnh ngắn sau khi niềng răng.

Các cuộc hẹn chỉnh nha phụ thuộc vào các bước bạn đang thực hiện là gì và tần suất bạn cần được theo dõi. Trong thời gian điều trị tích cực, thông thường bạn sẽ đến phòng khám cứ sau 4 đến 10 tuần một lần.

Điều trị chỉnh nha khác nhau đối với mỗi người, nhưng nhìn chung giai đoạn điều trị tích cực (nghĩa là đeo niềng răng hoặc các khí cụ khác) có thể mất từ 6-30 tháng. Sau đó, mỗi người sẽ đeo hàm duy trì.

Việc đeo niềng răng nói chung là không đau. Một số người cảm thấy đau nhức nhẹ trong vài ngày đầu tiên hoặc lâu hơn, khi họ điều chỉnh để đeo mắc cài của mình; điều chỉnh định kỳ đôi khi cũng có thể gây ra đau nhức, mặc dù nó thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Thuốc giảm đau không kê đơn có thể được sử dụng để giảm bớt sự khó chịu, nhưng thường không cần thiết.

Răng nhô ra, chen chúc nhau hoặc mọc lệch vị trí là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy cần phải điều trị. Các dấu hiệu ít rõ ràng hơn là thở bằng miệng, thường xuyên cắn vào má hoặc vòm miệng, nói khó khăn và vẫn mút ngón tay cái khi đã qua 3-4 tuổi. Nếu răng không khớp đúng cách khi ngậm miệng, hoặc nếu hàm phát ra âm thanh hoặc dịch chuyển khi phát âm , điều này cũng có thể chỉ ra vấn đề về chỉnh nha.

Không bao giờ quá già để bắt đầu chỉnh nha nhưng nếu chỉnh nha ở độ tuổi sớm thì các vấn đề có thể dễ điều trị hơn. Hiệp hội các bác sĩ chỉnh nha Hoa Kỳ khuyến cáo rằng một đứa trẻ có thể cần điều trị chỉnh nha nên đến khám lần đầu vào khoảng 7 tuổi.

Bác sĩ chỉnh nha là những nha sĩ chuyên về chẩn đoán và điều trị các vấn đề về vị trí, sự sắp xếp răng hoặc thưa kẽ các răng cũng như những bất thường liên quan đến mặt và hàm. Sử dụng một số phương pháp điều trị đặc biệt, bao gồm mắc cài và các dụng cụ trong miệng khác, để khắc phục những vấn đề về mặt và hàm.

Có hai lý do nên điều trị chỉnh nha là thẩm mỹ và chức năng. Có một nụ cười hấp dẫn không chỉ thu hút ánh nhìn người khác mà còn nâng cao tự tin của chính bạn. Điều trị chỉnh nha cho phép răng ăn nhai tốt hơn và giúp vệ sinh răng dễ dàng hơn. Điều này góp phần nâng cao sức khỏe chung.

Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bệnh sâu răng phát triển trước hết bạn cần lưu ý đến việc vệ sinh răng miệng, nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Hạn chế việc sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều đường, ăn hoặc cắn những vật quá cứng. Ngoài ra cũng nên khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để có thể kịp thời phát hiện những biến chuyển của răng, từ đó có các biện pháp điều trị thích hợp.

 

Trong giai đoạn bị sâu răng, bạn sẽ thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau, ê buốt kéo dài, cản trở đến việc ăn uống của bạn. Tình trạng này về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra khi tình trạng sâu răng ngày càng nặng, lỗ sâu càng phát triển sẽ dẫn đến các bệnh lý tủy răng, gây hoại tử tủy và dẫn đến các bệnh lý vùng quanh chóp. Khi răng bị mất chất nhiều không thể điều trị được thì có nguy cơ phải nhổ răng, ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của bạn.

Một biến chứng nặng hơn nữa khi bị sâu răng là nếu không được điều trị sẽ có thể gây ra viêm mô tế bào, nang xương hàm, thậm chí nặng hơn là gây ra nhiễm trùng máu.

Triệu chứng ban đầu là là trên bề mặt răng xuất hiện những đốm răng màu nâu hoặc đen. Lúc này khi ăn uống thức ăn nóng hoặc lạnh người bệnh sẽ cảm thấy hơi ê buốt khó chịu. Một thời gian sau đó bệnh biến chuyển nặng hơn, lỗ sâu bắt đầu xuất hiện, khi ăn uống thức ăn mắc vào lỗ sâu sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, ê buốt, vô cùng khó chịu.

Trên lí thuyết thì nếu bạn thích ăn đường nhưng có một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách thì đường sẽ không làm răng bạn bị sâu. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít người biết cách chăm sóc miệng đúng cách khiến những người ăn nhiều đường có nguy cơ sâu răng cao hơn người ăn ít đường. Ăn đường > 4 lần/ngày có nguy cơ tăng sâu răng, không nên sử dụng > 60 gam/ngày đối với thiếu niên và người lớn, ít hơn nữa đối với trẻ nhỏ. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều đường mà nên lựa chọn những thực phẩm lành mạnh.