• 41 & 51 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế
Cấp cứu 24/7
(0234)3837777
Đường dây nóng
0962871919

Nội Tổng hợp - Nội tiết - Cơ xương khớp

Xin trả lời, có thể bác đã bị thoái hoá khớp, bác hãy đến khám để được tư vấn khám và điều trị.

Bạn nên đi khám để được đánh giá lâm sàng, có thể thăm dò thêm các xét nghiệm cũng như đánh giá hình ảnh đề chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Thoái hoá khớp là bệnh lí khớp chính là do lão hoá của sụn khớp. Bệnh không thể chữa khỏi tuy nhiên hiện nay bên cạnh các nhóm thuốc chống thoái khớp thì tại bệnh viện Đại Học Y Dược Huế có tiến hành các liệu pháp như tiêm chất nhờn hay tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tại khớp là những liệu pháp an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.

Bệnh lí viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp tiến triển mạn tính, là yếu tố nguy cơ gây loãng xương và gia tăng các yếu tố nguy cơ tim mạch. Do đó trong chế độ ăn cần đủ dinh dưỡng và cân đối, giàu canxi và vitamin D, nhiều rau xanh, hoa quả, các loại cá.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp mạn tính nếu không được điều trị đúng và điều trị đủ có thể gây biến dạng khớp và tàn phế. Bệnh lí không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc sử dụng thuốc giúp có thể kiểm soát tình trạng viêm sưng khớp và ngăn ngừa các triến triển của bệnh. Bạn nên đến khám đánh giá mức độ bệnh và tư vấn điều trị thích hợp.

Động kinh kháng thuốc: khi bệnh nhân uống từ hai loại thuốc chống động kinh trở lên nhưng vẫn còn xuất hiện các cơn động kinh thường xuyên thì có khả năng là động kinh kháng thuốc. Khi đó, người bệnh cần khám bác sĩ chuyên khoa động kinh để được tư vấn về chẩn đoán, phương pháp điều trị, thậm chí phẫu thuật nếu đúng chỉ định.

  • Quên hoặc bỏ thuốc chống động kinh.
  • Mất ngủ (không ngủ đủ giấc như thức quá khuya, hoặc do có các rối loạn giấc ngủ).
  • Mệt mỏi nhiều do làm việc quá sức, do căng thẳng.
  • Uống rượu, hoặc do sử dụng một số chất gây nghiện, uống quá nhiều cà phê có thể làm cơn động kinh xuất hiện nhiều hơn và nặng hơn.
  • Đèn nhấp nháy như ở quán bar, quán karaoke có thể làm xuất hiện nhiều cơn động kinh ở một số bệnh nhân.
  • Chế độ ăn: nhịn ăn, thức ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng, thiếu vitamin hoặc các khoáng chất, hoặc mất nước.
  • Một số loại thuốc (diphenhydramine, aspirin, …).

Nên khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa nếu chưa kiểm soát động kinh.

Người sau đột quỵ nên ăn các thức ăn từ các nhóm sau:

  • Rau quả, trái cây, các loại đậu.
  • Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ như gạo, bánh mì, yến mạch, lúa mạch.
  • Cá, gia cầm, trứng, đậu hũ có chứa protein tốt hơn thịt đỏ.
  • Sữa, sữa chua, phômai.
  • Và uống đủ nước trong ngày.

Nên hạn chế các loại thức ăn và nước uống sau:

  • Các loại thức ăn nhiều chất béo bão hòa như thức ăn chiên, thức ăn nhanh, thịt chế biến sẵn, khoai tây chiên, bánh ngọt, bơ, dầu dừa.
  • Các thức ăn và nước uống có nhiều muối hoặc đường như bánh kẹo, nước ngọt, nước tăng lực. Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, ăn quá nhiều thức ăn ngọt và nhiều chất béo bão hòa có thể gây xơ vữa động mạch, tăng các loại chất béo xấu trong máu.
  • Tránh uống rượu và hút thuốc lá.

Tai biến mạch máu não là bệnh lý cấp cứu có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng rất nặng nề. Vì vậy, khi bệnh nhân có các triệu chứng xuất hiện đột ngột như mất thăng bằng, mờ mắt, méo miệng, yếu tay chân, nói hay nuốt khó khăn thì người nhà cần đưa ngay bệnh nhân đến khoa cấp cứu đột quỵ của bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.