"Cho đến nay, hCG là lựa chọn hàng đầu và phổ biến nhằm gây trưởng thành và phóng noãn. Tuy nhiên, sử dụng hCG có nguy cơ cao gây nên hội chứng quá kích buồng trứng và xuất hiện đỉnh LH sớm. Trong chu kỳ thụ tinh ống nghiệm, GnRH đồng vận đã được chấp nhận để thay thế hCG giúp trưởng thành noãn, thông qua khả năng kích hoạt nồng độ LH nội sinh nhưng làm giảm được nguy cơ xảy ra hội chứng quá kích buồng trứng."

Trong điều trị vô sinh, kích thích buồng trứng là bước khởi đầu quan trọng và được áp dụng rất phổ biến. Việc sử dụng thuốc nội tiết tác động lên trục nội tiết sinh sản đã thúc đẩy sự phát triển của nang noãn và tăng số lượng nang noãn thu được, từ đó tăng cơ hội thụ tinh và thụ thai.

Cho đến nay, hCG là lựa chọn hàng đầu và phổ biến nhằm gây trưởng thành và phóng noãn. Tuy nhiên, sử dụng hCG có nguy cơ cao gây nên hội chứng quá kích buồng trứng và xuất hiện đỉnh LH sớm. Trong chu kỳ thụ tinh ống nghiệm, GnRH đồng vận đã được chấp nhận để thay thế hCG giúp trưởng thành noãn, thông qua khả năng kích hoạt nồng độ LH nội  sinh nhưng làm giảm được nguy cơ xảy ra hội chứng quá kích buồng trứng

Kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung kết hợp với việc sử dụng thuốc nội tiết để gây phóng noãn thường là lựa chọn đầu tiên trong các chu kỳ điều trị vô sinh do chi phí tương đối thấp so với thụ tinh ống nghiệm. Tỷ lệ có thai trong các chu kỳ bơm tinh trùng vào buồng tử cung dao động từ 11% đến 20%, đặc biệt nếu kết hợp kích thích buồng trứng với gonadotropin ngoại sinh sẽ cải thiện đáng kể cơ hội có thai cho chu kỳ điều trị.

Trong các chu kỳ bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), số lượng nang noãn phát triển bị giới hạn (thường không quá 3) nên nguy cơ quá kích buồng trứng thường thấp hơn nhiều. Sử dụng hCG để gây phóng noãn là một phương pháp mô phỏng sự gia tăng nồng độ hormone LH để giúp trưởng thành noãn và phóng noãn trước khi bơm tinh trùng vào buòng tử cung.

Năm 2019, HueCREI phối hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực Vô sinh tại nước ngoài đã thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá hiệu quả phóng noãn và có thai lâm sàng trong các chu kỳ thụ tinh nhân tạo giữa 2 nhóm bệnh nhân sử dụng GnRH đồng vận và hCG để kích thích phóng noãn. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ phóng noãn ở cả 2 nhóm sử dụng GnRH đồng vận hay hCG. Tuy nhiên, tỷ lệ có thai sinh hóa và thai lâm sàng trong nhóm dùng hCG (28,3% và 23,2%)  cao hơn so với nhóm dùng GnRH đồng vận (14,3% và 13,3%. Bên cạnh đó, sau khi hiệu chỉnh theo chỉ số khối cơ thể (BMI) và thời gian vô sinh, tỷ lệ mang thai lâm sàng giữa 2 nhóm cũng không có sự khác biệt.          

Tóm lại, việc sử dụng GnRH đồng vận để kích thích phóng noãn là một giải pháp an toàn, và hiệu quả trong các chu kỳ bơm tinh trùng vào buồng tử cung, có thể thay thế hCG khi có nguy cơ quá kích hoặc khi hCG không có sẵn.

Trích dẫn (Citation): Le Minh Tam, Nguyen Dac Nguyen, Jessica Zolton, Nguyen Vu Quoc Huy, Truong Quang Vinh, Cao Ngoc Thanh, Alan Decherney, Micah J Hill. GnRH agonist versus hCG trigger in ovulation induction with intrauterine insemination: a randomized controlled trial. International Journal of Endocrinology.2019;Article ID 2487067, 6 pages. https://doi.org/10.1155/2019/2487067