• 41 & 51 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế
Cấp cứu 24/7
(0234)3837777
Đường dây nóng
0962871919
Phẫu Thuật Sistrunk Cải Tiến: Khái Niệm Mới Trong Điều Trị U Nang Giáp Lưỡi
Phẫu thuật Sistrunk được coi là tiêu chuẩn quản lý phẫu thuật và đã giảm đáng kể tỷ lệ tái phát. Quy trình phẫu thuật này yêu cầu cắt bỏ bao gồm một phần ba trung tâm của xương móng và một lõi mô gốc lưỡi.

U nang giáp lưỡi là một tàn dư phôi học được hình thành do không đóng kín ống giáp lưỡi kéo dài từ lỗ tịt ở lưỡi đến vị trí của tuyến giáp trong cổ. Tuyến giáp bắt đầu phát triển vào tuần thứ ba của thai kỳ dưới dạng một sự phát triển trung bì từ họng nguyên thủy. Nguyên mầm tuyến giáp xuất phát từ lỗ tịt ở điểm giao nhau của hai phần ba trước và một phần ba sau của lưỡi. Từ đó, tuyến giáp hạ xuống cổ, đi trước và tiếp xúc gần, vòng ra mặt sau xương móng đang phát triển. Nó đạt vị trí cuối cùng ở phần dưới cổ trước khí quản vào tuần thứ bảy của thai kỳ.

Ống giáp lưỡi là cấu trúc ống hẹp còn lại từ quá trình hạ xuống của tuyến giáp và kết nối tuyến giáp với lỗ tịt. Phần xa của ống phân biệt thành thùy tháp của tuyến giáp ở khoảng 50% số người. Ống giáp lưỡi thông thường thoái hóa vào tuần thứ mười của thai kỳ. Nếu bất kỳ phần nào của ống tồn tại, sự tiết dịch từ lớp biểu mô có thể dẫn đến viêm và hình thành u nang giáp lưỡi.

Điều trị nang ống giáp lưỡi là phẫu thuật loại bỏ để ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát do có nguy cơ nhỏ gây ác tính. Việc cắt bỏ đơn giản nang ống giáp lưỡi có liên quan đến tỷ lệ tái phát cao (45% đến 55%). Phẫu thuật Sistrunk được coi là tiêu chuẩn quản lý phẫu thuật và đã giảm đáng kể tỷ lệ tái phát. Quy trình phẫu thuật này yêu cầu cắt bỏ bao gồm một phần ba trung tâm của xương móng và một lõi mô gốc lưỡi.

Trong quy trình Sistrunk thông thường, phần giữa của thân xương móng được cắt bỏ ở bên trong sừng nhỏ của xương móng, thường bằng kìm cắt xương. Tuy nhiên, trong những trường hợp không có sự hóa cốt hoàn thiện của xương móng, phần sụn chưa hợp nhất giữa thân và sừng của xương móng là một khớp có thể dễ dàng được mổ tách và chia bằng điện cắt đơn cực hoặc kéo. Trong đây, chúng tôi giới thiệu một kỹ thuật đơn giản về chia sụn xương móng để quản lý thân xương móng trong quy trình Sistrunk và tăng tỉ lệ thành công trong điều trị bệnh nhân u nang giáp móng.

Gần đây, Khoa Tai Mũi Họng - Mắt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế đã thực hiện phẫu thuật Sistrunk cải biên cho bệnh nhân Hoàng Gia P., 07 tuổi, quê Thừa Thiên Huế. Bệnh nhân được chẩn đoán U nang giáp móng lưỡi, kích thước 12x18x20 mm. Sau phẫu thuật, bệnh nhân không có biến chứng, không hình thành đường dò sau phẫu thuật, không nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Ống giáp lưỡi là cấu trúc ống hẹp còn lại từ quá trình hạ xuống của tuyến giáp và kết nối tuyến giáp với lỗ tịt. Phần xa của ống phân biệt thành thùy tháp của tuyến giáp ở khoảng 50% số người. Ống giáp lưỡi thông thường thoái hóa vào tuần thứ mười của thai kỳ. Nếu bất kỳ phần nào của ống tồn tại, sự tiết dịch từ lớp biểu mô có thể dẫn đến viêm và hình thành u nang giáp lưỡi.

Điều trị nang ống giáp lưỡi là phẫu thuật loại bỏ để ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát do có nguy cơ nhỏ gây ác tính. Việc cắt bỏ đơn giản nang ống giáp lưỡi có liên quan đến tỷ lệ tái phát cao (45% đến 55%). Phẫu thuật Sistrunk được coi là tiêu chuẩn quản lý phẫu thuật và đã giảm đáng kể tỷ lệ tái phát. Quy trình phẫu thuật này yêu cầu cắt bỏ bao gồm một phần ba trung tâm của xương móng và một lõi mô gốc lưỡi.

Trong quy trình Sistrunk thông thường, phần giữa của thân xương móng được cắt bỏ ở bên trong sừng nhỏ của xương móng, thường bằng kìm cắt xương. Tuy nhiên, trong những trường hợp không có sự hóa cốt hoàn thiện của xương móng, phần sụn chưa hợp nhất giữa thân và sừng của xương móng là một khớp có thể dễ dàng được mổ tách và chia bằng điện cắt đơn cực hoặc kéo. Trong đây, chúng tôi giới thiệu một kỹ thuật đơn giản về chia sụn xương móng để quản lý thân xương móng trong quy trình Sistrunk và tăng tỉ lệ thành công trong điều trị bệnh nhân u nang giáp móng.

Gần đây, Khoa Tai Mũi Họng - Mắt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế đã thực hiện phẫu thuật Sistrunk cải biên cho bệnh nhân Hoàng Gia P., 07 tuổi, quê Thừa Thiên Huế. Bệnh nhân được chẩn đoán U nang giáp móng lưỡi, kích thước 12x18x20 mm. Sau phẫu thuật, bệnh nhân không có biến chứng, không hình thành đường dò sau phẫu thuật, không nhiễm trùng sau phẫu thuật.

A. Hình ảnh siêu âm: U nang giáp móng lưỡi, bệnh nhân Hoàng Gia P.

B. Hình ảnh mô bệnh học: U nang giáp móng lưỡi

Các kỹ thuật cao