Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn sử dụng insulin tiêm dưới da” được xây dựng nhằm giúp bệnh nhân sử dụng insulin tiêm dưới da an toàn, hiệu quả và đúng kỹ thuật.
Chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường uống là một trong những can thiệp quan trọng trong chương trình quản lý sử dụng kháng sinh. Việc chuyển đổi đường dùng kháng sinh ở những người bệnh phù hợp sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng liên quan tới tiêm/truyền, giảm chi phí điều trị, rút ngắn thời gian nằm viện và giảm gánh nặng công việc cho nhân viên y tế.
Theo Luật Dược năm 2016, phản ứng không mong muốn, có hại đến sức khỏe, có thể xảy ra ở liều dùng bình thường. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, phản ứng độc hại, không định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người với mục đích phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh hoặc làm thay đổi chức năng sinh lý của cơ thể. Thuốc có nguy cơ cao là thuốc có khả năng cao gây tổn hại đáng kể cho bệnh nhân nếu gặp sai sót trong quá trình sử dụng. Vì vậy, việc giám sát ADR và quản lý thuốc nguy cơ cao đóng vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu những nguy cơ liên quan đến thuốc, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc của người bệnh.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính và cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 10 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Còn tại Việt Nam, tỷ lệ kháng kháng sinh chiếm khoảng 40%, đứng thứ 4 về tỷ lệ kháng thuốc ở các nước tại châu Á - Thái Bình Dương. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5631/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020 hướng dẫn thực hiện Quản lý sử dụng kháng sinh tại cơ sở khám, chữa bệnh, thay thế cho quyết định số 772/QĐ-BYT đã ban hành năm 2016 với một số thay đổi, cập nhật để phù hợp với thực tiễn áp dụng tại các bệnh viện hiện nay.
Một sai sót trong sử dụng thuốc được định nghĩa là một một thuốc được sử dụng khác với y lệnh trong trên hồ sơ bệnh án của người bệnh. Sai sót này bao gồm bất kỳ sai sót nào xảy ra trong quá trình kê đơn, cấp phát, sử dụng thuốc, bất kể sai sót đó có dẫn đến kết quả bất lợi hay không. Giám sát sai sót trong sử dụng thuốc là giám sát việc sử dụng thuốc của người bệnh trước, trong và sau khi người bệnh sử dụng thuốc.
Giảm tiểu cầu do thuốc mặc dù hiếm gặp trên lâm sàng nhưng có thể gây nguy cơ bệnh tật và tử vong nghiêm trọng. Việc xác định thuốc gây ra giảm tiểu cầu là một thách thức lớn, vì hầu hết bệnh nhân nội trú được sử dụng nhiều loại thuốc và có nhiều bệnh mắc kèm cũng có thể gây ra giảm tiểu cầu.
Tổng lượng kali trong cơ thể khoảng 3000 mEq (50-75mEq/kg). Trái ngược với Natri phần lớn ở ngoài tế bào. Kali 98% ở trong tế bào. Sự khác biệt trong phân bố giữa 2 cation này được điều chỉnh bởi bơm Na-K-ATPase ở màng tế bào, bơm vận chuyển Natri ra ngoài tế bào và đưa kali vào trong tế bào với tỉ lệ 3:2. Kali máu bình thường từ 3,5-5,0 mmol/l. Tăng kali máu là một tình trạng lâm sàng phổ biến có thể được định nghĩa là nồng độ kali huyết thanh vượt quá 5.0 mmol/L. Tăng kali máu do thuốc là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tăng nồng độ kali trong thực hành lâm sàng. Mặc dù tăng kali máu do thuốc có thể không có triệu chứng. Tuy nhiên, nó có thể nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng, đặt ra các vấn đề về chẩn đoán và quản lý.