• 41 & 51 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế
Cấp cứu 24/7
(0234)3837777
Đường dây nóng
0962871919

08

11

Nhiễm khuẩn Bệnh viện do Stenotrophomonas Maltophila tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế

08-11-2019 Nguyễn Thị Phương Huyền
Trần Đình Bình, Lê Văn An, Ngô Viết Quỳnh Trâm, Nguyễn Thị Châu Anh, Phan Văn Bảo Thắng, Trần Tuấn Khôi, Hoàng Lê Bích Ngọc và cộng sự

Stenotrophomonas (Xanthomonas) maltophilia là vi khuẩn hiếu khí gram âm không lên men các loại đường, chúng được tìm thấy phổ biến trong môi trường đất, nước, nhất là ở các loài động thực vật thủy sinh. Stenotrophomonas maltophilia  là loại mầm bệnh ít phổ biến, là vi khuẩn có độc tính thấp nhưng nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy S. maltophilia gây nhiều nhiễm khuẩn ở người, đặc biệt nhiễm khuẩn bệnh viện.

1. Giới thiệu sơ lược về vi khuẩn S. maltophilia

S. maltophilia lần đầu tiên được phân lập từ dịch màng phổi bởi Edwards vào năm 1943 và được gọi là Bacterium brookeri . Năm 1961, Hugh và Ryschenkow phân loại lại  thành Pseudomonas maltophilia. Hai mươi năm sau, Swings đề xuất phân loại lại P.maltophilia thành Xanthomonas maltophilia và năm 1993, được đặt tên là S. maltophilia.

Về hình thể, S. maltophilia có dạng trực khuẩn hay hơi cong, bắt màu hồng khi nhuộm Gram, có lông ở một đầu nên vi khuẩn di động rất mạnh.

Về tính chất nuôi cấy, S. maltophilia hiếu khí tuyệt đối, nhiệt độ thích hợp là 35oC, không phát triển được <5oC hay >40oC, cần có Mthionine thêm vào môi trường để phát triển, vi khuẩn đề kháng tựu nhiên với Imipenem (nên có thể thêm vào môi trường để tăng sinh hay ức chế các loại vi khuẩn khác).

Trên môi trường MacConkey, sau 24-72 giờ, S. maltophilia mọc tạo nên những khuẩn lạc nhỏ, tròn lồi, bờ đều, mặt nhẵn, màu trong (không màu hay giống màu môi trường). Trên môi trường thạch Muller-Hinton, vi khuẩn mọc tạo nên các khuẩn lạc nhỏ, tròn, màu kem. Trên môi trường thạch máu, sau 24-72 giờ vi khuẩn mọc tạo nên khuẩn lạc nhỏ, màu xanh lục nhạt, có mùi amoniac.

Về tính chất sinh vật hóa học, S. maltophilia không lên men các loại đường, Oxidase (+), Catalase (+), Esculin hydrolysid (+), Dnase (+), ONPG (+), Urease (-).

2. Dịch tễ học và khả năng gây bệnh của S. maltophilia

S. maltophilia phổ biến trong môi trường đất, nước, nhất là ở các loài động thực vật thủy sinh và thường tìm thấy trên nhiều dụng cụ y tế sử dụng trong bệnh viện, trong các dung dịch được sử dụng trong bệnh viện (dịch rửa vết thương, dịch truyền tĩnh mạch), các chất bài tiết của bệnh nhân (ví dụ như các chất bài tiết qua đường hô hấp, nước tiểu, vết thương, vết mổ)…

Vi khuẩn Stenotrophomonas maltophilia là vi khuẩn có độc lực thấp, chúng thường không gây bệnh. Khi gây bệnh thì Stenotrophomonas maltophilia phải vượt qua hàng rào các cơ chế bảo vệ không đặc hiệu cơ thể như da, niêm mạc, bạch cầu trung tính, đại thực bào…Vì vậy, S. maltophilia thường gây bệnh ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, ví dụ bệnh nhân cấy ghép cơ quan, đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống (SLE), bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa chất, xơ gan do rượu, đa u tủy và những người dùng steroid… Đặc biệt trên những bệnh nhân này, nếu có các can thiệp y tế với dung dịch dùng rửa vết thương bị nhiễm vi khuẩn này thì khi rửa cho vết thương hở có thể gây ra hiện tượng xâm nhập hoặc nhiễm trùng vết thương. Chúng chỉ gây bệnh khi có sự can thiệp với các thiết bị y tế xâm lấn vượt qua các biện pháp phòng vệ của cơ thể. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm Stenotrophomonas maltophilia bao gồm: ung thư, liệu pháp ức chế miễn dịch, xơ nang phổi, bệnh nhân thở máy, bệnh nhân nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch và bệnh nhân sử dụng lâu với kháng sinh phổ rộng... S. maltophilia thường không có khả năng gây bệnh ở người khỏe mạnh.

3. Tình hình phân lập S. maltophilia tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ tháng 10/2018 đến tháng 9/2019.

Từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019, tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế đã phân lập được 10 chủng vi khuẩn Stenotrophomonas maltophilia  từ các khoa lâm sàng, chúng tôi tổng hợp và ghi nhận như sau:

Bảng 1 : Phân lập các chủng Stenotrophomonas maltophilia theo khoa lâm sàng

Khoa/phòng

n

%

Ngoại CTCH-LN

4

40

Ngoại TN-TK

1

10

Nội TH-NT

2

20

Nhi

1

10

ICU

2

20

Cộng

10

100,0

                     Bệnh nhân ở khoa Ngoại, có phẫu thuật là chính (50%), ở khoa Nội tổng hợp (bệnh lý phổi mạn tính) và ICU (có thở máy) chiếm 40%, ở nhi chỉ có 1 trường hợp (10%).
 

Bảng 2: Phân lập các chủng Stenotrophomonas maltophilia theo tuổi bệnh nhân

Tuổi bệnh nhân

n

%

<20

2

20

20-60

4

40

>60

4

40

Cộng

10

100,0

                     Bệnh nhân có ở nhiều lứa tuổi từ trẻ em đến người già.

 

Bảng 3: Phân lập các chủng Stenotrophomonas maltophilia theo giới của bệnh nhân

Giới

n

%

Nam

7

70

Nữ

3

30

Cộng

10

100,0

                     Nam chiếm tỷ lệ cao (70%). Sự khác biệt về nhiễm S.maltophilia ở nam và nữ có ý nghĩa.

 

Bảng 4: Phân bố các chủng Stenotrophomonas maltophilia theo bệnh nguyên

Nguồn gốc

n

%

Mủ

3

30

Máu

5

50

Đàm

2

20

Cộng

10

100,0

                     Bệnh phẩm chủ yếu là máu, sau đó là mủ, chỉ có 20% mẫu nghiệm đàm cho kết quả phân lập được S.maltophilia.

 

Bảng 5: Tính nhạy cảm kháng sinh của các chủng Stenotrophomonas maltophilia

Loại kháng sinh

n

Đề kháng

Trung gian

Nhạy cảm

n

%

n

%

n

%

Ampicillin

2

2

100

0

0

0

0

Amoxicillin + Clavu

5

3

60

1

20

1

20

Piperacillin + tazobactam

5

2

40

2

40

1

20

Ticarcillin + Clavu

7

0

0

3

42,8

4

57,2

Levofloxacin

1

0

0

1

100

0

0

Cefuroxime sodium

2

2

100

0

0

0

0

Ceftazidime

8

6

75.0

0

0

2

25,0

Cefoperazone

1

1

100

0

0

0

0

Cefepime

1

1

100

0

0

0

0

Ceftriaxone

5

5

100

0

0

0

0

Cefotaxime

6

4

66.7

2

33,3

0

0

Imipenem

7

7

100

0

0

0

0

Meropenem

6

4

66,7

0

0

2

33,3

Tetracycline

1

0

0

1

100

0

0

Chloramphenicol

4

9

9

1

25,0

3

75,0

Gentamicin

5

2

40

1

20

2

40

Amikacin

7

3

42,8

0

0

4

57,2

Tobramycin

2

2

100

0

0

0

0

Netilmicin

1

0

0

0

0

1

100

Ofloxacin

2

0

0

0

0

2

100

Piperacillin

2

0

0

1

50

1

50

Norfloxacin

3

1

33,3

1

33,3

1

33,3

Ciprofloxacin

8

2

25

2

25

4

50

Trimethoprim - sulfa

4

0

0

0

0

4

100

Các chủng Stenotrophomonas maltophilia phân lập được nhạy cảm 100% với Trimethoprim-sulfamethoxazol, Ofloxacin, Netilmicin, còn nhạy cảm khá (75%) với Chloramphenicol, Amikacin. Tuy nhiên, các chủng Stenotrophomonas maltophilia đề kháng hoàn toàn Imipenem, Tobramycin, các Cephalosporin các thế hệ mới.

Như vậy, vi khuẩn S.maltophilia gây các nhiễm khuẩn bệnh viện trên các bệnh nhân có phẫu thuật (nhiễm khuẩn vết mổ), bệnh nhân có bệnh lý hô hấp có thở máy hay hô hấp hỗ trợ. Có thể sau nhiễm khuẩn vết mổ hay nhiễm khuẩn hô hấp tiên phát do S.maltophilia, bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết có tỷ lệ lên đến 50% các trường hợp.

Vi khuẩn S.maltophilia còn nhạy cảm 100% với Trimethoprim-sulfamethoxazol, Ofloxacin, Netilmicin, còn nhạy cảm khá (75%) với Chloramphenicol, Amikacin, vì vậy việc điều trị có thể đáp ứng tốt. Tuy nhiên việc để xảy ra nhiễm khuẩn bệnh viện do S.maltophilia là một vấn đề nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thời gian điều trị, thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị.

4. Đề xuất biện pháp phòng ngừa nhiễm S.maltophilia trong bệnh viện

Đây là một vi khuẩn gây nhiễm trùng đáng chú ý gần đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là nhiễm trùng bệnh viện, một số khuyến cáo dưới đây cần phải được chú ý:

- Vi khuẩn sẵn có trong môi trường tự nhiên, nguy cơ lây nhiễm trực tiếp từ môi trường và qua dụng cụ nhiễm bẩn là lớn nhất. Vì vậy, việc dự phòng lây nhiễm S.maltophilia do nhân viên y tế và dụng cụ phương tiện là quan trọng nhất.

- Môi trường bệnh viện: thường xuyên kiểm tra vệ sinh môi trường nhất là các nơi ẩm ướt, vệ sinh buồng bệnh, phòng mổ và phòng thủ thuật đúng quy định.

- Xử lý dụng cụ y tế: làm sạch và khử nhiễm bề mặt dụng cụ y tế, khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế thiết yếu và bán thiết yếu đúng quy định.

- Kiểm tra và bảo quản đúng quy định các loại dung dịch sử dụng cho bệnh nhân như dịch rửa vết thương, nước làm ẩm oxy, dịch truyền…

- Nhân viên y tế phải tăng cường vệ sinh tay, tuân thủ vệ sinh tay và tuân thủ quy trình vệ sinh tay. Tuân thủ các quy trình chăm sóc bệnh nhân thở máy, bệnh nhân nằm lâu…

- Sử dụng hợp lý kháng sinh, hạn chế chỉ định kháng sinh phổ rộng.

5. Kết luận

Là một vi khuẩn hoại sinh, gây bệnh cơ hội, nhưng thật sự S. maltophilia là một tác nhân gây bệnh mới nổi trên toàn thế giới, gây ra các nhiễm khuẩn nghiêm trọng trong bệnh viện và trong cộng đồng, nhất là trên các bệnh nhân suy giảm sức đề kháng. Áp dụng các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát chặt chẽ các quy trình chăm sóc, các quy trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ, rửa tay của nhân viên y tế và sử dụng kháng sinh hợp lý là các biện pháp thích hợp để giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn do S.maltophilia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Al-Anazi KA, Al-Jasser AM (2014). Infection caused by Stetrophomonas maltophilia in recipients of hematopoietic stem cell transpantation. Front Oncol. 2014; 4: 232: 111

2. Chiranjoy Mukhopadhyay, Anudita Bhargava, and Archana Ayyagari (2003). Novel Nosocomial Infections by Stenotrophomonas maltophilia: First Reported Case from Lucknow, North India. Journal of Clinical Microbiology, Aug. 2003, Vol. 41, No. 8p. 3989–3990

3. Chung H-S, Hong SG, Kim YS, Shin KS et al (2013). Antimicrobial susceptibility of Stetrophomonas maltophilia isolate from Korea, and the activity of antimicrobial combinations against the isolates. J korean med sci (2013), 28: 62-66

4. Guzoglu N, Demirkol FN, Aliefendioglu D. (2015) Haemorrhagic pneumonia caused by Stenotrophomonas maltophilia in two newborns. J Infect Dev Ctries. 2015;9:533–535.

5. Gupta S, jain A Werneke Cl, Gupta A, Shannon VR et al (2007). Outcome of alveolar hemorrhage in hematopoietic stem cell transplant cecipients. Bone marroe transplant (2007) 40: 71-8.

6. Jobran M. Alqahtani (2017). Emergence of Stenotrophomonas maltophilia nosocomial isolates in a Saudi children’s hospital. Risk factors and clinical characteristics. Saudi Med J. 2017 May; 38(5): 521–527.

7. Looney WJ (2005). Role of Stenotrophomonas maltophilia in hospital-acquired infection. Br J Biomed Sci. 2005;62(3):145-54; quiz 1 p following 154.

8. Samonis G, Karageogopoulos DE, Maraki S et al (2012). Stetrophomonas maltophilia infections in a general hospital: patient characteristics antimicribial susceptibility and treatment outcome. Plos One (2012), 7 (5).

9. Ya-Ting Chang, Chun-Yu Lin, Yen-Hsu Chen and Po-Ren Hsueh (2015). Update on infections caused by Stenotrophomonas maltophilia with particular attention to resistance mechanisms and therapeutic options. Frontiers in Microbiology. September 2015, Volume 6, Article 89.

 

 

CÙNG CHUYÊN MỤC
6 Từ F Cho Trẻ Khuyết Tật
Kiểm Soát Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Cho Con Bú
Xem tiếp...
THEO DÒNG SỰ KIỆN
Thông tin Hội nghị Khoa học
Hoạt động chào mừng sự kiện

Phòng Quản trị - Cơ sở vật chất

Thư mời chào giá hàng vải bổ sung sau thanh lý

14-05-2024
Phòng Quản trị - Cơ sở vật chất

Thông báo mời chào giá cung cấp và lắp đặt điều hoà

13-05-2024

Tin cập nhật