• 41 & 51 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế
Cấp cứu 24/7
(0234)3837777
Đường dây nóng
0962871919

07

11

Nhân một trường hợp nhịp tim chậm do thuốc chống loạn nhịp tim

07-11-2019 Administrator
Bệnh nhân Phan Thị N., 69 tuổi, tiền sử ngoại tâm thu thất R/T, một loại rối loạn nhịp tim nguy hiểm, có thể dẫn tới cơn rung tâm thất và tử vong.

Để tìm nguyên nhân gây nên triệu chứng nguy hiểm này, bệnh nhân đã được chụp động mạch vành tháng 06/2019 nhằm tầm soát nguyên nhân từ mạch máu nuôi tim nhưng kết quả bình thường. Sau đó bệnh nhân được điều trị nội khoa bằng Amiodarone, một thuốc chống rối loạn nhịp tim, với liều 200mg/viên x 02 viên/ngày. Tuy nhiên đây là một thuốc có thời gian bán thải ra khỏi cơ thể rất dài, dao động từ 26-107 ngày, có nghĩa là khi dùng thuốc cần giảm liều sau một thời gian điều trị, có thể 01 viên/ngày hoặc thậm chí thấp hơn nữa. Thêm vào đó, đây là một thuốc có chứa iod nên khi dùng lâu dài có thể có tác dụng phụ lên tuyến giáp, phổi, gan, da…, nên cần thận trọng lúc sử dụng. Sau 02 tháng liên tục sử dụng thuốc với liều cao, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi toàn thân, nhập viện trong tình trong tình trạng nhịp tim rất chậm, 30 lần/phút (bình thường 60-100 lần/phút), không có ngất hoặc xỉu. Siêu âm tim và các xét nghiệm sinh hóa gan, thận, tuyến giáp vẫn trong giới hạn bình thường. Đối với rối loạn nhịp chậm không hồi phục như xơ hóa hệ thống điện trong tim thì cần cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn để duy trì tần số tim trên 60 lần/phút nhằm duy trì sự sống cho bệnh nhân.

Hình 1. Điện tim lúc nhập viện cho thấy nhịp tim rất chậm

 

Tuy nhiên, nhận thấy đây là một trường hợp nhịp tim chậm do thuốc, có khả năng hồi phục cao nên tập thể bác sĩ Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế đã quyết định theo dõi sát bệnh nhân, ngưng ngay Amiodaron là thuốc được cho là nguyên nhân gây nhịp châm, dùng các thuốc tăng nhịp tim bao gồm Theophylline, Albuterol (tên thường gọi là Salbutamol). Sau hơn mười ngày theo dõi và điều trị, tần số tim tăng lên 50 lần/phút và có thể tăng lên hơn 60 lần/phút khi vận động nhẹ nhàng, bệnh nhân được cho ra viện, tiếp tục theo dõi và điều trị ngoại trú.

Hình 2. Điện tim lúc ra viện cho thấy sự cải thiện rõ rệt

 

Nhân trường hợp này, chúng ta có thể thấy rối loạn nhịp tim là một bệnh lý phức tạp, nguy hiểm, cần được các bác sĩ tim mạch thăm khám và điều trị liên tục, nhằm hạn chế các hậu quả không mong muốn.

PGS.TS. Hoàng Anh Tiến – ThS.BS. Nguyễn Vũ Phòng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Huế Điều Trị Thành Công Bệnh Nhân 94 Tuổi Xuất Huyết Tiêu Hóa Nặng
Chỉnh hình sụn giáp giúp cải thiện lâu dài chỉ số giọng nói MPT “thời gian phát âm tối đa” ở bệnh nhân liệt dây thanh một bên
Xem tiếp...
THEO DÒNG SỰ KIỆN
Thông tin Hội nghị Khoa học
Hoạt động chào mừng sự kiện

Phòng Vật tư - Trang thiết bị

Thông báo mời chào giá Mua Vật tư xét nghiệm Real-time PCR

22-04-2024
Phòng Vật tư - Trang thiết bị

Thông báo mời chào giá Mua Đĩa Petri cấy NUNC 90mm

22-04-2024
Phòng Vật tư - Trang thiết bị

Thông báo mời chào giá Mua Catheter chụp mạch não

22-04-2024

Tin cập nhật