• 41 & 51 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế
Cấp cứu 24/7
(0234)3837777
Hotline
0962871919
Phòng TC-HC
(0234)3847146

25

06

Cảnh giác dị vật đường thở ở trẻ em

25-06-2020 Nguyễn Thị Phương Huyền

Bệnh nhi nữ 7 tuổi nhập viện khoa Nhi Bệnh viện trường ĐHYD Huế với tình trạng ho nhiều, từng cơn, ho sặc sụa. Bệnh sử ghi nhận trẻ đã được đi khám ở Bệnh viện tuyến trước cách đó 4 ngày với chẩn đoán hen phế quản và được điều trị ngoại trú với thuốc điều trị hen nhưng ít cải thiện, gia đình lo lắng nên xin nhập viện tại khoa Nhi Bệnh viện Trường.

Khám lâm sàng tại Khoa nhi ghi nhận: trẻ tỉnh, không sốt, có biểu hiện ho nhiều, ho từng cơn dài dữ dội, trẻ nôn sau ho, khó thở hai thì, nghi phổi có ít ran rít ngáy nhưng đặc biệt thông khí toàn bộ phổi phải giảm rõ so với bên trái. 

Khai thác kỹ tiền sử trẻ không có tiền sử hen trước đây. Điều đáng lưu ý là trong quá trình hỏi bệnh sử phát hiện cách ngày nhập viện 1 tuần, vào buổi sáng khi trẻ đánh răng thì có biểu hiện sặc nhưng sau đó bình thường trở lại nên trẻ và người nhà không để ý.

Khám kỹ miệng thấy trẻ bị sâu răng khá nhiều và có một răng nanh sữa hàm dưới đã bị rụng cách đây khoảng 1 tuần mà trẻ không tìm thấy răng rụng.

Với những thông tin thu thập được chúng tôi nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở do răng rụng lạc chỗ vào đường thở nên cho chụp Xquang ngực thẳng. Kết quả chụp phim cho thấy hình ảnh điểm hình của dị vật đường thở (xem hình ảnh X.Quang phổi dưới).

Trẻ được nội soi khí quản bằng ống nội soi mềm và lấy ra được một cái răng sâu. Sau khi lấy dị vật trẻ hết ho và khó thở và được xuất viện sau 1 tuần.

Qua trường hợp dị vật đường thở hy hữu do răng sâu này, chúng tôi muốn khuyến cáo rằng các bậc phụ huynh nên lưu ý khi con mình có biểu hiện những cơn ho từng cơn sặc sụa kéo xuất hiện và chấm dứt đột ngột thì nên hỏi kỹ trẻ có bị sặc vật gì trước đó không, hoặc trong trường hợp bố mẹ quan sát thấy cháu có tình trạng bị hóc thì nên cho cháu đi khám sớm để phát hiện dị vật.

Vì dị vật đường thở là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong đột ngột do chít hẹp hoàn toàn đường thở, hoặc nhẹ hơn có thể gây viêm phổi tái đi tái lại kéo dài hoặc áp xe phổi dẫn đến tổn thương nặng ở phổi. 

Hình A: Xquang ngực thẳng hình ảnh ứ khí phổi phải  kèm dị vật cản quang gốc phế quản phải (mũi tên chỉ).

Hình B: Hình ảnh răng sữa rụng lọt vào phế quản gốc bên phải được lấy ra bằng nội soi mềm

Hình C: Hình ảnh phổi trở lại bình thường sau lấy dị vật,hình ảnh  thông khí 2 phổi đều nhau.

ThS. Lê Thỵ Phương Anh

CÙNG CHUYÊN MỤC
THEO DÒNG SỰ KIỆN
Thông tin Hội nghị Khoa học
Hoạt động chào mừng sự kiện

Phòng Vật tư, Thiết bị và Cơ sở vật chất

Thông báo chào mời giá Mua Thiết bị Y tế cho tòa nhà ODA

13-05-2025
Phòng Vật tư, Thiết bị và Cơ sở vật chất

Thông báo chào mời giá Mua Máy siêu âm tổng quát cho Khoa Chẩn đoán hình ảnh

16-05-2025
Phòng Vật tư, Thiết bị và Cơ sở vật chất

Thư mời chào giá hàng giấy in quý II năm 2025

14-05-2025
Phòng Vật tư, Thiết bị và Cơ sở vật chất

Thư mời chào giá bì phim quý II năm 2025

13-04-2025
Phòng Vật tư, Thiết bị và Cơ sở vật chất

Thông báo chào mời giá Mua Dây thở oxy hai nhánh (Gọng mũi Cannula)

16-05-2025

Tin cập nhật