• 41 & 51 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế
Cấp cứu 24/7
(0234)3837777
Đường dây nóng
0962871919

08

11

Can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân nữ trẻ tuổi bị nhồi máu cơ tim

08-11-2019 Administrator
Bệnh nhân L.T.C.N. 46 tuổi, giới nữ, khởi phát lúc 15h chiều cùng ngày nhập viện với đột ngột đau ngực vùng sau xương ức, đau kiểu nặng tức, lan ra cánh tay trái, kèm cảm giác khó thở. Cơn đau xảy ra lúc bệnh nhân nghỉ ngơi, đau kéo dài liên tục nên bệnh nhân nhập viện vào lúc 16h cùng ngày. Bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý tim mạch trước đây, không có ai trong gia đình mắc bệnh mạch vành.

Tại phòng cấp cứu, bệnh nhân vẫn đau ngực nhiều, vã mồ hôi, kích thích, mạch 40 l/ph, huyết áp 80/50 mmHg. Bệnh nhân lập tức được mắc monitoring theo dõi, lấy đường truyền tĩnh mạch, đo điện tâm đồ và các xét nghiệm cơ bản. Điện tâm đồ cho thấy hình ảnh nhồi máu cơ tim ST chênh lên vùng dưới, kèm theo rối loạn nhịp tim là Block AV cấp III, tần số thất 40 l/ph.

 

Bệnh nhân được sử dụng liều tải các thuốc điều trị nhồi máu cơ tim, thuốc nâng huyết áp. Sau khi dùng thuốc, mạch bệnh nhân tăng lên 80 l/ph, huyết áp cải thiện và được đến Đơn vị DSA-Trung tâm tim mạch để can thiệp động mạch vành cấp cứu.

Kết quả chụp động mạch vành: động mạch vành phải tắc hoàn toàn, động mạch liên thất trước hẹp 50%, động mạch mũ hẹp 50%.

Bệnh nhân được đặt stent cấp cứu với thời gian cửa-dây dẫn trong vòng 30 phút với kích thước 4.0 x 28mm, kiểm tra động mạch thông tốt, dòng chảy TIMI3:

 

Sau đặt stent, bệnh nhân hết đau ngực, huyết động ổn định. Thời gian từ khi bệnh nhân vào viện đến khi hoàn thành thủ thuật 60 phút. Điện tâm đồ sau can thiệp cho thấy ST hết chênh, chất chỉ điểm sinh học tim dần trở về bình thường.

Siêu âm tim sau can thiệp cho thấy EF 66%, không thấy rối loạn vận động vùng. Các xét nghiệm chức năng gan, thận, đông máu của bệnh nhân trong giới hạn bình thường. Yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân này bao gồm rối loạn lipid máu với Cholesterol toàn phần 5,36 mmol/l; cholesterol LDL 4,09 mmol/l. Bệnh nhân sau đó ổn định và được xuất viện sau 03 ngày nằm viện.

Như vậy, bệnh nhân nữ này trẻ tuổi, chỉ có yếu tố nguy cơ tim mạch là rối loạn lipid máu, lần đầu xuất hiện đau ngực nhưng lại có tổn thương mạch vành tắc hoàn toàn, vào viện với bệnh cảnh lâm sàng phức tạp có nguy cơ tử vong cao nếu không được can thiệp động mạch vành sớm. Do đó, chúng ta không nên chủ quan trước bất cứ tình trạng đau ngực nào, đặc biệt những trường hợp đau thắt ngực do hẹp nặng động mạch vành cần phải đến khám sớm tại bệnh viện chuyên khoa khi có những triệu chứng nghi ngờ bệnh mạch vành như đau thắt ngực, đau tăng khi làm việc gắng sức, đau thắt ngực dữ dội kèm khó thở để được khám và điều trị kịp thời.

 

 

PGS. TS. Hoàng Anh Tiến - ThS. BS. Đoàn Khánh Hùng

Trung Tâm Tim Mạch, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

 

CÙNG CHUYÊN MỤC
Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Huế Điều Trị Thành Công Bệnh Nhân 94 Tuổi Xuất Huyết Tiêu Hóa Nặng
Chỉnh hình sụn giáp giúp cải thiện lâu dài chỉ số giọng nói MPT “thời gian phát âm tối đa” ở bệnh nhân liệt dây thanh một bên
Xem tiếp...
THEO DÒNG SỰ KIỆN
Thông tin Hội nghị Khoa học
Hoạt động chào mừng sự kiện

Phòng Vật tư - Trang thiết bị

Thông báo mời chào giá Mua Vật tư xét nghiệm Real-time PCR

22-04-2024
Phòng Vật tư - Trang thiết bị

Thông báo mời chào giá Mua Đĩa Petri cấy NUNC 90mm

22-04-2024
Phòng Vật tư - Trang thiết bị

Thông báo mời chào giá Mua Catheter chụp mạch não

22-04-2024

Tin cập nhật