• 41 & 51 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế
Cấp cứu 24/7
(0234)3837777
Đường dây nóng
0962871919

29

09

Bệnh Viêm Kết Mạc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Tránh

29-09-2023 TS.BS. Đỗ Long - Khoa TMH-M-RHM
Bệnh viêm kết mạc mi mắt thường xảy ra vào mùa hè, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Tuy viêm kết mạc không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm kết mạc mi mắt thường xảy ra vào mùa hè, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Tuy viêm kết mạc không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Kết mạc mắt là một màng mỏng trong suốt bao phủ toàn bộ phần trước nhãn cầu và bao phủ mặt trong của mi mắt. Kết mạc thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài môi trường nên dễ bị tổn thương và mắc các bệnh viêm nhiễm.

1. Bệnh viêm kết mạc là gì? 

Viêm kết mạc là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu (lòng trắng) và kết mạc mi. Đây là nguyên nhân khiến lòng trắng của mắt có màu hơi đỏ hoặc hồng. 

Viêm kết mạc mi mắt hay còn gọi là đau mắt đỏ thường do nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút, dị ứng hoặc khi ống lệ ở trẻ sơ sinh mở chưa hoàn toàn. 

Mặc dù mắt đỏ có thể gây khó chịu, nhưng nó hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Các phương pháp điều trị có thể giúp giảm bớt khó chịu khi đau mắt đỏ. Do bệnh đau mắt đỏ có thể lây nhiễm nên việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp hạn chế sự lây lan của nó. 

2. Các triệu chứng của viêm kết mạc 

Các triệu chứng của viêm kết mạc phổ biến nhất bao gồm: 

- Kết mạc mắt đỏ, ngứa 

- Cay mắt 

- Đau mắt (thường xảy ra do vi khuẩn) 

- Cảm giác có sạn trong mắt 

- Có nhiều chất nhầy, mủ hoặc chảy ra đặc màu vàng, lông mi bị dính vào nhau khi thức dậy vào buổi sáng (thường là viêm kết mạc do vi khuẩn) 

- Chảy nhiều nước mắt 

- Mí mắt sưng húp 

- Tầm nhìn mờ 

- Nhạy cảm với ánh sáng 

- Có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt 

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Có những tình trạng mắt nghiêm trọng có thể gây viêm kết mạc. Những tình trạng này có thể gây đau mắt, cảm giác có dị vật trong mắt, mờ mắt và nhạy cảm với ánh sáng. Nếu gặp những triệu chứng này, người bệnh cần thăm khám với các bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức. 

Những người đeo kính áp tròng cần ngưng sử dụng ngay khi xuất hiện các triệu chứng đau mắt đỏ. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 12 đến 24 giờ, người bệnh cần đến ngay các cơ sở nhãn khoa để đảm bảo mắt không bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn do liên quan đến việc sử dụng kính áp tròng. 

4. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm kết mạc mi mắt 

- Do vi rút, vi khuẩn 

- Do dị ứng 

- Do kích ứng: hóa chất bắn vào mắt, dị vật trong mắt 

- Do song cầu khuẩn (lậu cầu) 

4a. Viêm kết mạc do vi rút và vi khuẩn 

Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ thường do Adenovirus gây ra, nhưng cũng có thể do virus herpes simplex, virus varicella-zoster và nhiều loại virus khác, bao gồm cả virus gây bệnh coronavirus 2019 (COVID-19). 

Cả viêm kết mạc do vi rút và vi khuẩn đều có thể xảy ra cùng với cảm lạnh hoặc các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như đau họng.  

Đeo kính áp tròng không được làm sạch đúng cách hoặc dùng chung kính áp tròng có thể gây viêm kết mạc do vi khuẩn. 

Cả hai loại viêm kết mạc đều rất dễ lây lan. Chúng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết ra từ mắt của người bị nhiễm bệnh. Một hoặc cả hai mắt có thể bị ảnh hưởng. 

4b. Viêm kết mạc dị ứng 

Viêm kết mạc dị ứng ảnh hưởng đến cả hai mắt và là phản ứng với chất gây dị ứng ví dụ như phấn hoa. Để phản ứng với các chất gây dị ứng, cơ thể người tạo ra một kháng thể gọi là immunoglobulin E (IgE). Kháng thể này kích hoạt các tế bào đặc biệt gọi là tế bào mast trong niêm mạc mắt và đường hô hấp để giải phóng các chất gây viêm, bao gồm cả histamine. Khi cơ thể giải phóng histamine có thể tạo ra một số dấu hiệu và triệu chứng dị ứng, bao gồm cả mắt đỏ. 

Nếu bị viêm kết mạc dị ứng, người bệnh có thể bị ngứa dữ dội, chảy nước mắt, viêm mắt, hắt hơi và chảy nước mũi. Hầu hết viêm kết mạc dị ứng có thể được kiểm soát bằng thuốc nhỏ mắt dị ứng. 

4c. Viêm kết mạc do kích ứng 

Kích ứng do bị bắn hóa chất hoặc vật thể lạ vào mắt cũng có liên quan đến viêm kết mạc. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm chảy nước mắt và tiết dịch nhầy, thường tự hết trong khoảng một ngày. 

Nếu việc rửa với nước ban đầu không giải quyết được các triệu chứng hoặc nếu hóa chất là chất ăn da như dung dịch kiềm, bệnh nhân cần đến gặp các bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt. Hóa chất bắn vào mắt có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn. Các triệu chứng dai dẳng cũng có thể cho thấy bạn vẫn còn dị vật trong mắt, hoặc có thể là một vết xước trên giác mạc hoặc màng cứng. 

4d. Viêm kết mạc cấp do lậu cầu 

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân do song cầu khuẩn (lậu cầu) lây truyền từ bộ phận sinh dục lên mắt. Có 2 thể bệnh chính: 

Viêm kết mạc do lậu ở trẻ sơ sinh. Bệnh lây từ đường sinh dục bị nhiễm lậu của người mẹ. Bệnh xảy ra tối cấp ở ngay vài ngày đầu tiên sau đẻ. Mắt trẻ sưng húp, rất nhiều mủ trào ra khỏi khe mi. Để muộn sẽ dẫn đến loét thủng giác mạc. 

Viêm kết mạc do lậu ở người lớn: Xảy ra do lây nhiễm từ bộ phận sinh dục của chính bệnh nhân hay của bạn tình lên mắt. Mắt sưng nề mạnh, chảy rất nhiều mủ trắng, vàng. Kết mạc cương tụ mạnh, nhiều nhú gai, giác mạc bị viêm loét rất sớm có thể gây viêm mủ nội nhãn do lậu cầu. 

Điều trị bệnh cần sử dụng các loại kháng sinh nhạy cảm với lậu cầu. Kết hợp điều trị bệnh lậu sinh dục. 

5. Biến chứng của bệnh viêm kết mạc 

Ở cả trẻ em và người lớn, bệnh đau mắt đỏ có thể gây viêm giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực. Việc đánh giá và điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng đau mắt, cảm giác có dị vật trong mắt, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng có thể làm giảm nguy cơ biến chứng. 

6. Bệnh viêm kết mạc có lây không?

Một số bệnh viêm kết mạc mi mắt có thể lây lan từ người này sang người khác. Sau đây là những lời khuyên của bác sĩ giúp những bệnh nhân bị viêm kết mạc không lây nhiễm cho người khác hoặc tái nhiễm cho chính mình.

- Dùng khăn sạch hoặc khăn giấy mỗi lần lau mặt và mắt.

- Rửa tay rất thường xuyên. Luôn luôn rửa sạch trước và sau khi ăn, đi vệ sinh, hoặc sau khi hắt hơi hoặc ho. 

- Không chạm vào mắt 

- Không trang điểm mắt khi mắt đang bị nhiễm trùng. Không dùng chung đồ trang điểm mắt với người khác. 

- Thay vỏ gối thường xuyên. 

- Đảm bảo làm sạch kính áp tròng đúng như khuyến cáo của bác sĩ nhãn khoa. Không dùng chung kính áp tròng. 

- Viêm kết mạc thường tự khỏi trong vòng 1–2 tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn mức đó, người bệnh nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để đảm bảo rằng bạn không gặp vấn đề nghiêm trọng hơn về mắt. 

7. Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm kết mạc

7a. Phòng ngừa bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh

Đôi mắt của trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm vi khuẩn thường có trong ống sinh của người mẹ. Những vi khuẩn này không gây ra triệu chứng ở người mẹ. Trong một số trường hợp hiếm hoi, những vi khuẩn này có thể khiến trẻ sơ sinh phát triển một dạng viêm kết mạc nghiêm trọng được gọi là bệnh viêm kết mạc có mủ (ophthalmia neonatorum), cần được điều trị ngay lập tức để bảo tồn thị lực. Đó là lý do tại sao ngay sau khi sinh, một loại thuốc mỡ kháng sinh được bôi vào mắt trẻ sơ sinh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng mắt. 

7b. Điều trị bệnh viêm kết mạc

Tùy thuộc và nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác nhau:

- Viêm kết mạc do virus và vi khuẩn: điều trị bằng cách giữ mắt sạch, chống khô mắt bằng nước mắt nhân tạo, kèm theo kháng sinh nhỏ mắt phòng bội nhiễm vi khuẩn. 

- Viêm kết mạc do dị ứng: điều trị bằng các thuốc chống dị ứng, tra nước mắt nhân tạo.

CÙNG CHUYÊN MỤC
6 Từ F Cho Trẻ Khuyết Tật
Kiểm Soát Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Cho Con Bú
Xem tiếp...
THEO DÒNG SỰ KIỆN
Thông tin Hội nghị Khoa học
Hoạt động chào mừng sự kiện

Phòng Quản trị - Cơ sở vật chất

Thư mời chào giá hàng vải bổ sung sau thanh lý

14-05-2024
Phòng Quản trị - Cơ sở vật chất

Thông báo mời chào giá cung cấp và lắp đặt điều hoà

13-05-2024

Tin cập nhật