• 41 & 51 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế
Cấp cứu 24/7
(0234)3837777
Đường dây nóng
0962871919

09

10

UNG THƯ THANH QUẢN GIAI ĐOẠN MUỘN: Điều trị như thế nào?

09-10-2024 TS.BS. Phan Hữu Ngọc Minh

Phan Hữu Ngọc Minh, Lê Thanh Thái, Hoàng Phước Minh, Trương Ngọc Huy

Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y - Dược Huế

Mục đích phẫu thuật trong ung thư thanh quản khi chỉ định phẫu thuật là lựa chọn đầu tiên, bao gồm: (1) cắt bỏ rộng rãi tổn thương ung thư đến ranh giới an toàn, (2) bảo tồn chức năng hạ họng – thanh quản tối đa có thể, (3) nạo vét nhóm hạch cổ liên quan (chọn lọc hay tiệt căn), (4) gởi bloc mẫu bệnh phẩm sau phẫu thuật làm giải phẫu bệnh xác định tổn thương về mô bệnh học và xác định ranh giới an toàn. 

Vừa qua, Khoa Tai Mũi Họng - M - RHM, Bệnh viện Đại học Y - Dược Huế tiếp tục thực hiện Cắt thanh quản toàn phần + Nạo vét hạch cổ 2 bên tiệt căn cải biên type III + Cắt toàn bộ tuyến giáp + Nạo vét hạch trung tâm (Hình 2) cho một trường hợp bệnh nhân nam, 57 tuổi, vào viện vì khàn tiếng, có tiền sử hút thuốc lá 60 gói.năm, được chẩn đoán Ung thư thanh quản tế bào vảy, giai đoạn IVa (T4aN1M0), biệt hoá vừa xâm nhập (Hình 1). Hậu phẫu ổn định, rút ống dẫn lưu dịch và canule khí quản sau 5 ngày, rút ống sonde mũi - dạ dày sau 10 ngày. Bệnh nhân được xuất viện sau 2 tuần chăm sóc hậu phẫu, phối hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý nâng cao thể trạng, cân nặng bệnh nhân không thay đổi so với trước phẫu thuật.

Đối với ung thư thanh quản giai đoạn muộn (đặc biệt là giai đoạn IV), sau phẫu thuật cần thiết phải được điều trị xạ trị bổ trợ kèm theo, làm gia tăng tỷ lệ sống sót sau 5 năm. Ở bệnh nhân này, có yếu tố mô bệnh học bất lợi như có xâm nhập nắp thanh môn, xâm nhập lòng mạch trong lớp cơ trước sụn giáp, xâm nhập trong lòng mạch ở vỏ bao giáp, nhóm hạch bên trái ghi nhận di căn 4/9 hạch. Theo đó, bệnh nhân được tư vấn tái khám và điều trị xạ trị bổ trợ sau khi ổn định hậu phẫu 4-6 tuần.

Nguyên tắc trong điều trị ung thư, đặc biệt với các khối u ác tính ở giai đoạn muộn, cần thiết phải được thông qua bởi Hội đồng ung thư đa chuyên khoa (MTB: Multidisciplinaire Tumor Board), đưa ra sự đồng thuận trong phương hướng điều trị trên từng bệnh nhân. Chương trình chăm sóc cá thể hoá (PPS: Programme Personnalisé de Soin) được hỗ trợ thực hiện bởi các chuyên gia dinh dưỡng góp phần quan trọng trong quá trình chăm sóc điều trị bệnh. Ngoài ra, đánh giá chỉ số hoạt động cơ thể của bệnh nhân (PS: Performance Status) cũng góp phần giúp dự đoán tiến triển, thiết kế kế hoạch điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. 

Như vậy, sự thành công bước đầu ở những bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn muộn đã được thực hiện tại Khoa Tai Mũi Họng là sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa, mang lại hiệu quả tối ưu cho từng cá thể hoá bệnh nhân. Tập thể Khoa Tai Mũi Họng chân thành cám ơn sự hợp tác của các Khoa Gây mê hồi sức, Ung bướu, Giải phẫu bệnh, Chẩn đoán hình ảnh, Dinh dưỡng, Nội tiết của Bệnh viện Đại học Y - Dược Huế đã cùng tham gia trong quá trình điều trị bệnh nhân. 

Phẫu thuật viên:   Ts Phan Hữu Ngọc Minh

                              Phó Trưởng Khoa TMH – M- RHM, BV Đại học Y - Dược Huế

CÙNG CHUYÊN MỤC
THEO DÒNG SỰ KIỆN
Thông tin Hội nghị Khoa học
Hoạt động chào mừng sự kiện

Phòng Quản trị - Cơ sở vật chất

Yêu cầu báo giá mua sắm kệ, tủ, giường thủ thuật

04-11-2024

Tin cập nhật