• 41 & 51 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế
Cấp cứu 24/7
(0234)3837777
Hotline
0962871919
Phòng TC-HC
(0234)3847146
Khoa Chẩn đoán hình ảnh

Quá trình xây dựng và phát triển

Tiền thân của khoa Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) là tổ giảng dạy X quang; trước năm 1975 do BS Bảo Chủ đảm nhiệm; sau 1975 cùng với BS Bảo Chủ còn có BS Nguyễn Lai, BS Dương Đức Tồn, BS Bùi Bỉnh Thọ phụ trách.

Đến năm 1980, Trường bổ sung 2 cán bộ giảng dạy (CBGD) là BS Hoàng Minh Lợi và BS Lê Trọng Khoan.

Đến năm 1998 bổ sung thêm 3 CBGD, khoa CĐHA mới chính thức thành lập gồm 5 CBGD, BS Hoàng Minh Lợi và BS Lê Trọng Khoan làm trưởng và phó trưởng khoa.

Đến nay, khoa có hơn 43 cán bộ nhân viên. Đội ngũ cán bộ nhân viên gồm các bác sĩ có chất lượng chuyên môn cao, có đầy đủ các học hàm học vị gồm 4 PGS,  2 TS, các ThS, BS và cử nhân kỹ thuật hình ảnh, được đào tạo, tu nghiệp trong và ngoài nước cùng các điều đưỡng và hộ lý tay nghề chuyên môn vững vàng. 

Lãnh đạo đơn vị qua các thời kỳ

LÃNH ĐẠO KHOA QUA CÁC THỜI KỲ

PGS.TS. Hoàng Minh Lợi                  Trưởng Khoa giai đoạn 1998 – 2010

PGS.TS. Lê Trọng Khoan                  Trưởng Khoa giai đoạn 2010 – 2019

PGS.TS. Nguyễn Thanh Thảo           Trưởng Khoa giai đoạn 2019 – 2024

Sơ đồ tổ chức

PGS.TS. Nguyễn Thanh Thảo           Trưởng Khoa

ThS. Nguyễn Công Quỳnh                 Phó Trưởng Khoa

ThS. Trần Thị Sông Hương                Phó Trưởng Khoa 

TS. Lê Trọng Bỉnh                               Phó Trưởng Khoa 

Đội ngũ nhân sự

ThS. Nguyễn Công Quỳnh
Phó Trưởng Khoa
TS. Lê Trọng Bỉnh
Phó Trưởng Khoa
ThS. Hoàng Ngọc Thành
Kỹ thuật viên Trưởng
CN. Lê Hoàng Huy
Kỹ thuật viên
CN. Võ Thị Thiên Hưng
Kỹ thuật viên
CN. Đặng Quang Hùng
Kỹ thuật viên
CN. Trần Văn Hưng
Kỹ thuật viên
CN. Hoàng Văn Thuyết
Kỹ thuật viên
CN. Trần Thanh Tuấn
Kỹ thuật viên
ThS. Tôn Thất Nam Anh
Kỹ thuật viên
Phạm Thị Nhài
Điều dưỡng
Hồ Thị Khánh Vân
Điều dưỡng
Phan Thị Thanh Nhàn
Điều dưỡng

Chức năng, nhiệm vụ

  • Tham gia công tác khám chữa bệnh tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

  • Thực hiện công tác giảng dạy chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh và chuyên ngành Kỹ thuật hình ảnh theo sự phân công của Nhà Trường.

  • Thực hiện và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.

  • Tăng cường các mối quan hệ quốc tế nhằm phát triển chuyên môn và đạo tạo nhân lực

  • Ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực tiễn lâm sàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ điều trị

CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN NỔI BẬT:

- X quang thường quy: Hoạt động tích cực với số lượng bệnh từ 300 ca một ngày. Tuy là một kĩ thuật đơn giản, tồn tại lâu đời nhưng cũng rất có ý nghĩa trong tầm soát phát hiện các tổn thương ở phổi, phát hiện sỏi, tắc ruột, hơi tự do trong ổ bụng,...

- X quang can thiệp nội mạch và ngoại mạch: nút mạch hoá chất TACE, DEBTACE, nút mạch cầm máu chấn thương tạng, nút mạch tiền phẫu, can thiệp hút huyết khối và đặt stent tĩnh mạch, dẫn lưu và đặt stent đường mật.

- Siêu âm thường quy, siêu âm Doppler mạch máu: được triển khai ở cả hai cơ sở tại tầng 1 nhà E và tầng 4 nhà Y học gia đình, hoạt động tích cực khảo sát toàn diện không chỉ cho bệnh nhân ngoại trú mà còn cả bệnh nhân nội trú, số lượng khoảng 400 ca/ngày. 

- Siêu âm đàn hồi mô gan, giáp, vú đang được triển khai từ năm  và ngày càng được ưa chuộng trong bệnh viện. Đây là một bước ngoặt mới trong ngành siêu âm chẩn đoán không xâm lấn, có độ chính xác cao và dễ thực hiện. Công nghệ S-shearwave củamáy siêu âm Samsung V7 sử dụng đàn hồi mô sóng biến dạng để tầm soát sự xơ hoá của gan và độ cứng của mô vú, đây là công nghệ đánh giá đàn hồi mô biến dạng với bảng màu định lượng hiện đại nhất thế giới hiện nay.

- Hệ thống MRI 1.5 Tesla hoạt động tích cực và hiệu quả, triển khai các kỹ thuật MRI cao cấp như MRI phổ, chụp DTI với công suất 30 ca/ ngày. Máy chụp cộng hưởng từ 1.5 tesla có nhiều ưu điểm vượt trội như:

+ Khảo sát hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể để đưa ra chẩn đoán chính xác và sớm hơn: máy chụp cộng hưởng từ có khả năng tái tạo hình ảnh giải phẫu của các cơ quan và mô với độ phân giải cao. Hình ảnh thu được ngoài là hình 2D như thông thường, một số máy còn có khả năng dựng hình 3D, hỗ trợ bác sĩ rất nhiều trong việc đánh giá và phát hiện các bất thường.

+ Chụp cộng hưởng từ hệ thần kinh trung ương và não bộ để hỗ trợ chẩn đoán các bệnh như phình mạch não, bệnh xơ cứng rải rác, các bất thường ở ổ mắt trong, bệnh lý tủy sống, đột quỵ, chấn thương sọ não, u não ...
+ Chụp cộng hưởng từ phát hiện khối u ở những cơ quan khác trong cơ thể như gan và hệ đường mật, thận, lách, tụy, niệu quản, buồng trứng, tuyến tiền liệt.
+ Chụp MRI tuyến vú, phối hợp với nhũ ảnh để phát hiện ung thư vú, nhất là ở những người có mật độ mô vú dày hoặc nhóm người có yếu tố nguy cơ cao.
+ Chụp MRI hệ xương đánh giá các tổn thương xương khớp sau chấn thương, bất thường ở cột sống, đĩa đệm, viêm xương hoặc các khối u xương và mô mềm xung quanh.
+ Những năm gần đây, máy chụp cộng hưởng từ 1.5 tesla còn được ứng dụng trong việc chẩn đoán trước sinh, phát hiện được các dị tật bẩm sinh để có các biện pháp tư vấn và hướng điều trị kịp thời. Chẩn đoán các bất thường trước sinh bằng máy cộng hưởng từ thường được chỉ định khi siêu âm không thể kết luận chắc chắn, nhất là các bất thường liên quan đến hệ thần kinh trung ương.

- Hệ thống CT16 hoạt động với công suất tối đa 70-80 ca/ ngày. CT có ưu điểm vượt trội trong hỗ trợ phát hiện ung thư, hỗ trợ lập kế hoạch điều trị và theo dõi quá trình điều trị ung thư theo các giai đoạn. Kiểm tra chấn thương hệ thần kinh trung ương, hệ thống xương và cơ quan nội tạng; tình trạng chảy máu trong do tai nạn hoặc nguyên nhân khác. CT cùng với X-quang là phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán hình ảnh ngực. CT cũng được sử dụng để hỗ trợ quá trình sinh thiết, xạ trị và phẫu thuật, ví dụ như các ca phẫu thuật phức tạp ở não và cột sống, cấy ghép tạng…

- Phối hợp tích cực với khoa UB thực hiện tầm soát và đánh giá giai đoạn ung thư

- Chọc hút tế bào (FNA) các cơ quan: tuyến giáp, hạch, vú dưới hướng dẫn siêu âm giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý ung thư cũng như xác định tính chất lành và ác tính của tổn thương. Các kĩ thuật chuyên sâu như sinh thiết phổi, gan, lách, tuỵ, mạc nối, xương...dưới hướng dẫn CLVT, siêu âm cũng được triển khai với đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài. 

Các hoạt động khác: 

  • Hoạt động hệ thống PACS (lưu trữ, xử lý hình ảnh, đọc kết quả, hội chẩn, giảng dạy, quản lý thông tin…) hiệu quả, hổ trợ tích cực cho các khoa lâm sàng.

  • Duy trì sinh hoạt chuyên môn hàng tuần cho bác sĩ và kỹ thuật viên, và các học viên tại khoa. Tăng cường Tiếng Anh trong sinh hoạt chuyên môn tại khoa. 

  • Tăng cường hội chẩn với các khoa lâm sàng.

  • Tham gia tổ chức chương trình hội thảo đào tạo liên tục cũng như các chương trình giao lưu trao đổi sinh viên, học viên, nhân viên y tế với các bệnh viện tại Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc. 

  • Đào tạo trực tiếp lớp định hướng CĐHA cơ bản 6 tháng và 9 tháng hằng năm. Là cơ sở thực hành chính của các lớp cử nhân kỹ thuật hình ảnh, nội trú, cao học, CK1, CK2, Trường ĐH Y Dược Huế.

  • Tham gia tích cực các phong trào của bệnh viện phát động: hiến máu nhân đạo, hỗ trợ phòng chống dịch, các phong trào văn thể mỹ,…

Hình ảnh hoạt động