Làm thế nào để hạnh phúc, dựa theo Khoa học

Đây là những gì mà nghiên cứu khoa học đã chứng minh về những điều chúng ta có thể làm hàng ngày để cải thiện hạnh phúc của mình, ngay cả trong những ngày sống chung với đại dịch coronavirus.
Laurie Santos, giáo sư tâm lý học tại Đại học Yale, người giảng dạy một lớp học Coursera miễn phí có tên Khoa học về Sức khỏe, cho biết: “Có một quan niệm sai sót, rằng hạnh phúc được tạo sẵn và không thể thay đổi”.
“Khoa học cho thấy rằng hoàn cảnh của chúng ta - chúng ta giàu có đến mức nào, chúng ta có công việc gì, chúng ta sở hữu tài sản vật chất gì - những điều này không quan trọng đối với hạnh phúc của chúng ta như chúng ta nghĩ , ”Santos nói.

Một quan niệm sai lầm lớn khác? Emiliana Simon-Thomas, người đồng giảng dạy Khoa học về Hạnh phúc của Berkley và cũng là giám đốc khoa học của Trung tâm Khoa học vì mục đích cộng đồng của Berkeley cho biết hạnh phúc là 1 trạng thái cảm xúc tích cực. Tuy nhiên hanh phúc không có nghĩa là bạn phải cảm thấy vui vẻ và sảng khoái mọi lúc mọi nơi.

Theo các chuyên gia, hạnh phúc có nghĩa là chấp nhận những trải nghiệm tiêu cực, và có kỹ năng quản lý và đối phó với chúng, và sử dụng chúng để đưa ra quyết định tốt hơn sau này.

Dưới đây là năm bài học mà các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra để cải thiện cảm giác hạnh phúc của bạn.
(Một lưu ý quan trọng: Đối với những người bị rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, các bài tập này không thay thế cho các liệu pháp tâm lý, thuốc hoặc các can thiệp chuyên môn khác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy chúng có thể có lợi như một phần bổ sung cho các dịch vụ điều trị đã nêu trên. )

1. Tăng cường kết nối với mọi người
Kết nối xã hội là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến hạnh phúc, như nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra. Một trong những nghiên cứu thuyết phục nhất là Nghiên cứu của Harvard về sự phát triển của người trưởng thành , trong hơn 80 năm đã theo dõi cuộc sống của hàng trăm người tham gia và bây giờ là con cái của họ.

2. Thực hiện những hành động tử tế một cách ngẫu nhiên
Tìm cách thực hiện những hành động tử tế nhỏ, ngẫu nhiên trong ngày của bạn. Theo một loạt các nghiên cứu của Sonja Lyubomirsky tại UC Riverside, bạn có thể cảm thấy hạnh phúc hơn, bớt trầm cảm và lo lắng khi làm điều này.

3. Bày tỏ lòng biết ơn
Viết ra ba điều bạn biết ơn vào cuối mỗi ngày và lý do tại sao chúng xảy ra, giúp tăng hạnh phúc lâu dài và giảm các triệu chứng trầm cảm , theo một nghiên cứu năm 2005 từ Martin Seligman, giám đốc Trung tâm Tâm lý Tích cực. tại Đại học Pennsylvania.

4. Thực hành chánh niệm
Bạn có thể đã thử vài ứng dụng chánh niệm nào đó. Các phương pháp thiền dạy não của bạn tập trung vào hiện tại thay vì quá khứ hoặc tương lai. Các phương pháp đó có thể làm tăng cảm giác chấp nhận bản thân, theo một nghiên cứu năm 2011 từ International Journal of Wellbeing.

5. Thực hiện từ bi với chính bản thân
Đây có thể là việc khó nhất trong danh sách này (theo Simon-Thomas). Đặc biệt ở phương Tây, mọi người đã coi trọng xu hướng tự phê bình như một giá trị văn hóa, và có xu hướng tự trừng phạt khi đối mặt với những thất bại và thụt lùi. Nhưng việc tự phê bình quá mức cũng không tốt và sẽ cản trở việc đạt được mục tiêu của bạn.
ThS. Lê Trần Tuấn Anh lược dịch

Nguồn:

https://www.chconline.org/resourcelibrary/how-to-be-happy-according-to-science/