Virus SARS-CoV-2 và hậu quả là bệnh COVID-19 gây ra các triệu chứng khác nhau trong thời gian ngắn. Các nhà nghiên cứu vẫn tìm hiểu và đánh giá tác động lâu dài của bệnh COVID-19 . Một nghiên cứu mới đây điều tra các rối loạn thần kinh và tâm thần ở những người đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2. Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy ngay cả sau 2 năm, những người bị nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ cao mắc một số rối loạn thần kinh và tâm thần, bao gồm suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ và động kinh.

Vì virus SARS-CoV-2 tương đối mới. Các chuyên gia vẫn chưa hiểu hết được về tác động lâu dài của việc nhiễm loại vi rút này.

Một nghiên cứu gần đây được xuất bản trong The Lancet Psychiatry đã nghiên cứu một số vấn đề tâm thần và thần kinh lâu dài liên quan đến SARS-CoV-2 so với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Nghiên cứu không tìm ra nguy cơ lâu dài đối với một số rối loạn như lo âu hoặc trầm cảm ở những người mắc COVID-19. Tuy nhiên, các nguy cơ đối với các tình trạng khác, chẳng hạn như mất trí nhớ và co giật vẫn còn tăng sau 2 năm kể từ lần nhiễm bệnh đầu tiên.

 

Tác động của SARS-CoV-2 đến sức khỏe

SARS-CoV-2  là vi rút gây ra COVID-19. Nó có thể gây ra các triệu chứng về đường hô hấp, và người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau, từ nhẹ đến nặng.

Ví dụ, những người mang vi rút SARS-CoV-2 có thể bị sốt , ớn lạnh, ho, nghẹt mũi hoặc khó thở.

Kể từ khi xuất hiện, SARS-CoV-2 đã đột biến để tạo ra một số biến thể , bao gồm một số biến thể "cần quan tâm", và các biến thể này khác nhau về khả năng lây truyền và các triệu chứng mà mọi người gặp phải khi mắc bệnh.

Hiện nay, có nhiều điều còn chưa được biết về tác động lâu dài của nhiễm SARS-CoV-2. Các chuyên gia quan tâm đến việc tìm hiểu cách thức nhiễm trùng SARS-CoV-2 làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác của con người như thế nào.

Một lĩnh vực được quan tâm là virus tác động như thế nào đến nguy cơ đối mắc các vấn đề thần kinh và tâm thần.

COVID-19 và sức khỏe tâm thần kinh

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thu thập được như một phần của nghiên cứu thuần tập hồi cứu kéo dài 2 năm từ mạng lưới hồ sơ sức khỏe điện tử TriNetX để điều tra tác động của tác động tâm thần kinh của việc nhiễm SARS-CoV-2.

Phần lớn dữ liệu đến từ Hoa Kỳ, nhưng nghiên cứu cũng bao gồm dữ liệu từ một số quốc gia khác.

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu xác định gần 1,2 triệu bệnh nhân bị nhiễm SARS-CoV-2 trong khoảng thời gian từ ngày 20 tháng 1 năm 2020 đến ngày 13 tháng 4 năm 2022 và ghép họ với những người khác có cùng tình trạng tiêm chủng, tuổi, nhân khẩu học và các yếu tố nguy cơ, người chưa mắc COVID-19 nhưng đã bị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Tiếp theo, các nhà nghiên cứu phân tích nguy cơ của người tham gia nghiên cứu đối với 14 chẩn đoán tâm thần và thần kinh và so sánh nguy cơ mắc các rối loạn này với nhóm chứng. Họ cũng xem xét những rủi ro này khác nhau như thế nào trước và sau các đợt lây nhiễm bởi các biến thể Alpha, Delta và Omicron.

Trong khi các triệu chứng rối loạn lo âu tăng lên ở những người bị nhiễm trong giai đoạn đầu, thì nguy cơ lo âu và trầm cảm giảm xuống ngang với mức nhóm kiểm soát trong vòng vài tháng.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nguy cơ của trẻ em bị rối loạn tâm thần khác với người lớn. Trẻ em có nguy cơ mắc các vấn đề khác, chẳng hạn như suy giảm nhận thức, mất ngủ và co giật 6 tháng đầu tiên sau khi nhiễm bệnh.

Ở người lớn có nguy cơ gia tăng bị não sương mù, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần và động kinh hoặc co giật ở thời điểm 2 năm sau mắc bệnh.

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những người tham gia từng bị nhiễm biến thể Delta bị tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, suy giảm nhận thức, mất ngủ, rối loạn lo âu và động kinh hoặc co giật khi so sánh với những người tham gia từng bị nhiễm biến thể Alpha.

Cuối cùng, mặc dù tỷ lệ tử vong giảm sau sự xuất hiện của biến thể Omicron, vi rút vẫn gây ra những nguy cơ tương tự đối với các vấn đề tâm thần hoặc thần kinh so với biến thể Delta.

 

Cần nghiên cứu sâu hơn và các hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu cung cấp nhiều dữ liệu phong phú về một số tác động lâu dài của COVID-19. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có một số hạn chế, bao gồm:

  • dữ liệu chủ yếu tập trung vào các trường hợp có triệu chứng vì các trường hợp không có triệu chứng ít được ghi vào hồ sơ sức khỏe điện tử

  • chỉ một phần số người tham gia được theo dõi đầy đủ trong 2 năm, cho thấy sự cần thiết của các nghiên cứu dài hạn hơn

  • một số người tham gia mắc một biến thể này sau đó lại mắc biến thể khác để phân tích

  • tình trạng tiêm chủng có thể được báo cáo thiếu trong dữ liệu

  • các nhà nghiên cứu đã gộp nhóm thanh thiếu niên và trẻ em lại với nhau trong phân tích, vì vậy cần có thêm nghiên cứu về tác động lâu dài đối với các nhóm tuổi này

  • tỷ lệ tử vong có thể bị đánh giá thấp

  • không rõ mức độ nghiêm trọng của từng rối loạn sau khi chẩn đoán hoặc nếu có sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng dựa trên việc nhiễm SARS-CoV-2 hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Thạc sĩ Lê Trần Tuấn Anh lược dịch

 

Nguồn: 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/delta-omicron-infections-brain-fog-dementia-risk-still-high-after-2-years#Further-research-and-study-limitations