• 41 & 51 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế
Cấp cứu 24/7
(0234)3837777
Đường dây nóng
0962871919

13

04

Nạo Vét Hạch Cổ Xác Định Tỷ Lệ Hạch Di Căn Góp Phần Tiên Lượng Sau Phẫu Thuật Ung Thư Vùng Đầu Cổ

13-04-2023 Huyền Nguyễn Thị Phương
Nạo vét hạch cổ đã trở thành một bước quan trọng trong phẫu thuật ung thư vùng đầu cổ với mục đích kiểm soát khả năng di căn vùng của bệnh tích. Sự hiện diện của hạch vùng di căn, yếu tố vỡ bao hạch (ENE: extranodal extension), rìa dương tính sau khi lấy tổ chức ung thư đã được xem những yếu tố mô bệnh học bất lợi, có giá trị tiên lượng đối với ung thư vùng đầu cổ.

Vừa qua, Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đại học Y Dược Huế tiếp tục thực hiện trường hợp Ung thư thanh quản giai đoạn IVa (T4aN0M0), có chỉ định Cắt thanh quản toàn phần + Nạo vét hạch cổ chọn lọc nguyên khối + Cắt tuyến giáp (Hình A,B,C,D). Hậu phẫu tốt, không có hiện tượng nhiễm trùng, không có lỗ dò. Bệnh nhân ăn uống qua đường miệng đã được tái tạo, thở tốt qua lỗ mở khí quản ra da. Được xuất viện sau 2 tuần phẫu thuật.

Kết quả giải phẫu bệnh ghi nhận 08/08 hạch âm tính, với các nang lympho còn nguyên vẹn, các tế bào lympho quá sản phản ứng có kích thước đều, không thấy xâm nhập tế bào u. Đây là kết quả tốt về mặt tiên lượng cho bệnh nhân. Theo đó, bệnh nhân sẽ được theo dõi mỗi 3 tháng trong năm đầu, kiểm tra chức năng tuyến giáp mỗi 6 tháng để đánh giá tình trạng bệnh.

Gần đây, tỷ lệ hạch di căn (LNR: Lymph node ratio) là số lượng hạch vùng mô bệnh học dương tính chia cho tổng số lượng hạch vùng được nạo vét nguyên khối, được báo cáo là yếu tố tiên lượng có giá trị tốt hơn so với số lượng hạch vùng dương tính. LNR phản ánh được tình trạng bệnh lý cũng như chất lượng của cuộc phẫu thuật. Và, LNR được tính một cách đơn giản dựa theo kết quả của giải phẫu bệnh, giúp xác định hướng điều trị tiếp theo sau phẫu thuật đối với những bệnh nhân ung thư đầu cổ. Theo nghiên cứu của Sano*, LNR ³ 0.068 là yếu tố tiên lượng độc lập đối với tỷ lệ sống toàn bộ, tỷ lệ sống bệnh không tiến triển và tỷ lệ sống không tái phát tại chổ.

*Phan Hữu Ngọc Minh, Hoàng Phước Minh, Lê Thanh Thái

Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế

 

Tài liệu tham khảo

* Sano D. et al. (2017) “Lymph node ratio as a prognostic factor for survival in patients with head and neck squamous cell carcinoma”, Auris Nasus Larynx

Sự hài lòng của bệnh nhân và người nhà trong ngày ra viện 

CÙNG CHUYÊN MỤC
THEO DÒNG SỰ KIỆN
Thông tin Hội nghị Khoa học
Hoạt động chào mừng sự kiện

Phòng Vật tư - Trang thiết bị

Thông báo mời chào giá Mua Kim chọc mạch đùi

15-04-2024
Phòng Vật tư - Trang thiết bị

Thông báo mời chào giá Mua sắm dụng cụ

15-04-2024

Tin cập nhật